Tân Đồng nỗ lực đích đến xã nông thôn mới kiểu mẫu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/5/2021 | 1:54:33 PM

YênBái - Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) được xác định là chương trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, hành trình NTM ở xã vùng cao Tân Đồng (Trấn Yên) bước đầu gặt hái được những kết quả đáng khích lệ. Ngay sau khi cán đích xã NTM, xã Tân Đồng đã xác định tiếp tục nỗ lực, đồng lòng xây dựng xã NTM kiểu mẫu.

Làm đường nông thôn mới ở xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên.
Làm đường nông thôn mới ở xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên.

Vốn là xã vùng cao, vùng xa của huyện gặp không ít khó khăn, nhưng với sự chung sức, chung lòng và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã, Tân Đồng đã là xã đầu tiên của huyện cán đích NTM. Giờ đây Tân Đồng đang tiếp tục nâng cao các tiêu chí NTM để tiếp tục phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân và xây dựng xã trở thành xã NTM kiểu mẫu vào năm 2025. 

Có lẽ, cái được lớn nhất trong XDNTM ở Tân Đồng không phải là trường học, trạm xá hay những con đường bê tông bằng phẳng chạy đến từng thôn, từng nhà mà chính là một tư duy mới trong sản xuất. Người dân trước đây sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, dựa vào kinh nghiệm là chính, thì nay đã không ngừng đổi mới, cải tiến cách làm và tích cực chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, các hình thức tổ chức sản xuất đã được hình thành, tạo ra vùng sản xuất tập trung gắn kết giữa sản xuất và chế biến, nâng cao giá trị sản xuất. 

Không có quá nhiều lợi thế sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa, do đó xã đã vận động nhân dân chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm - một nghề mới mà mang lại hiệu quả cao ở nơi đây. Trước đây, toàn xã có 82,8 ha lúa nước, nhưng nhiều diện tích "chân chua, ớm bóng”, hạn hán thường xuyên nên đã chuyển đổi 25 ha sang trồng các loại cây trồng khác, diện tích còn lại tích cực đưa các giống lúa mới vào sản xuất, nhờ vậy sản lượng thóc đạt 634 tấn. 

Bên cạnh đó, nhân dân còn gieo trồng 25 ha rau màu các loại, sản lượng hàng năm đạt 816,2 tấn. Những diện tích ven đồi, diện tích mới trồng cây lâm nghiệp đã tận dụng trồng xen được trên 120 ha sắn, sản lượng đạt gần 2.000 tấn. 

Nhờ vậy, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi của xã năm 2020 đã đạt trên 110 tỷ đồng, một con số ấn tượng ở một xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với hướng đi đúng, Tân Đồng đã và đang rất thành công trong việc trồng và phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm. 

Từ những héc-ta dâu đầu tiên, nay xã đã phát triển được trên 134 ha, năm 2020 mặc dù ảnh hưởng không nhỏ từ dịch bệnh Covid-19 giá kén giảm hơn so với cùng kỳ nhưng người dân Tân Đồng vẫn bán và thu về trên 25 tỷ đồng. Hàng chục hộ trồng dâu, nuôi tằm không chỉ thoát nghèo mà nay đã trở thành hộ khá, giàu và biến nghề trồng dâu, nuôi tằm thành một nghề có thu nhập ổn định, thường xuyên. 

Bên cạnh cây dâu, xã còn đưa cây quế vào trồng và sản xuất quế sạch, quế hữu cơ. Hiện, toàn xã có 1.800 ha, trong đó có non nửa là quế sạch, mang lại giá trị cao gấp 1,5 lần so với sản xuất truyền thống. Nếu như năm 2015, sản lượng khai thác quế vỏ toàn xã còn chưa đạt 1.000 tấn thì năm 2020 đã tăng gấp đôi lên trên 2.000 tấn. Phát triển đúng hướng và có sự đầu tư chăm sóc bài bản, hiệu quả, nhờ vậy tổng thu nhập từ kinh tế rừng đạt 65 tỷ đồng. 

Nói về XDNTM, về phát triển kinh tế gia đình, anh Hoàng Văn Quân cho biết: "Cũng như hàng trăm hộ dân ở Tân Đồng, tôi luôn có ý thức trong việc tập trung phát triển kinh tế gia đình. Vì chỉ mỗi gia đình có kinh tế phát triển ổn định thì lúc đó xã, thôn mới giàu mạnh. Cũng từ đó mà tôi và người dân trong xã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi tập trung đầu tư chăn nuôi và trồng dâu nuôi tằm để phát triển kinh tế”. 

Thực tiễn ở Tân Đồng cho thấy, yếu tố mang lại thành công là tổ chức và thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và ngành nghề để tạo việc làm và thu nhập ổn định bền vững cho người dân. Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương trợ lẫn nhau rất cao nên dù có gặp khó khăn nào cũng vượt qua. Kết quả XDNTM thành công hoàn toàn đến từ nội lực trong nhân dân để làm nên diện mạo mới ở xã vùng cao này. 

Có thể khẳng định, trong sản xuất nông - lâm nghiệp ở xã vùng cao Tân Đồng đã có những thay đổi căn bản về quy mô, chất lượng và tư duy sản xuất. Đặc biệt, đã làm thay đổi từ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Xã đã quy hoạch và hình thành vùng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế của địa phương, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, như vùng trồng dâu, trồng quế, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm - đó là cơ sở, là nền tảng để Tân Đồng trở thành xã NTM kiểu mẫu vào năm 2025.

Ngọc Trúc

Tags Trấn Yên Tân Đồng nông thôn mới kiểu mẫu

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục