Góp sức xây dựng nông thôn Nghĩa Lợi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/5/2012 | 2:51:05 PM

YBĐT - Đến nay, toàn xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã có 5 thôn bản văn hóa cấp thị xã, 5 thôn bản văn hóa cấp cơ sở, xây dựng được 4 nhà văn hóa thôn bản.

Biết chúng tôi tìm hiểu về vấn đề nông nghiệp, nông dân của địa phương, ông Lê Văn An - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ) vui vẻ cho biết: “Ở trong xã, các hộ nông dân đã tích cực tập trung phát triển sản xuất lương thực, duy trì chăn nuôi gia súc gia cầm, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Nông dân trong xã đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, khai thác được tiềm năng thế mạnh vốn có của địa phương. Bộ mặt nông thôn Nghĩa Lợi đã đổi thay rõ rệt nhờ có đóng góp không nhỏ của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương, trong đó có những hội viên nông dân”.

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy, nghị quyết của HĐND xã đề ra, Hội Nông dân xã Nghĩa Lợi xác định rõ mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng cường chuyển đổi cơ cấu giống với 40% giống lúa thuần chất lượng cao. Năng suất, sản lượng lúa của Nghĩa Lợi mỗi năm một tăng, bình quân 10 tấn/ha năm 2007 đến năm 2011 đạt 12,8 tấn/ha.

Hàng năm, Hội Nông dân xã đã chú trọng đến công tác vận động cán bộ hội viên tích cực thâm canh tăng vụ, với việc đưa 80% diện tích đất canh tác vào sản xuất vụ 3 đạt hiệu quả.

Nhiều năm qua, đàn gia súc, gia cầm được duy trì phát triển. Nếu tính bình quân, mỗi hộ nông dân ở xã chăn nuôi 2-3 con gia súc, 30- 50 gia cầm.

Có được kết quả đáng khích lệ đó là nhờ tổ chức Hội Nông dân xã đã làm tốt công tác vận động hội viên, phát huy phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Hội đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng của thị xã mở các lớp tập huấn chuyên môn cho nông dân.

Điển hình như năm 2008 mở 8 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 10 thôn bản, tập huấn IPM cho 30 hội viên; năm 2010, mở 5 lớp tập huấn thả cá xen lúa cho 200 hội viên, tập huấn nuôi bò sinh sản cho 25 hộ nghèo. Hay như năm 2011 vừa qua, Hội đã phối hợp mở các lớp tập huấn chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, trồng nấm, 28 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật thu hút trên 1.600 hội viên tham gia.

Qua tập huấn, hội viên nông dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, mạnh dạn đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân xã tập trung tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng gia đình, bản làng văn hóa. Đến nay, toàn xã đã có 5 thôn bản văn hóa cấp thị xã, 5 thôn bản văn hóa cấp cơ sở, xây dựng được 4 nhà văn hóa thôn bản. Trong xã không còn tình trạng hộ hội viên nông dân thả rông gia súc, buộc trâu dưới gầm sàn.

Ngoài việc phối hợp tuyên truyền về kiến thức pháp luật, kế hoạch hóa gia đình, các chương trình y tế quốc gia, vệ sinh môi trường…, Hội đã vận động nhân dân đóng góp ngày công, vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng, nhanh chóng giải phóng hành lang an toàn giao thông.

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, nông dân trong xã đã tích cực góp công sức bê tông hóa các tuyến đường liên thôn, sửa chữa kênh mương nội đồng. Trong 3 năm gần đây, nông dân đã làm được trên 3.200 m đường liên thôn như đường từ thôn Sà Rèn đến Phán Thượng; đường cấp phối Phán Thượng - Bản Lè - Nà Làng; đường nội thôn Sang Hán; đường dân sinh Bản Xa…

Các công trình khác đều được hội viên nông dân triển khai tích cực, kịp thời như: tu sửa, nạo vét hàng trăm mét kênh mương bị sạt ở các thôn Sà Rèn, Bản Xa, Sang Hán, Sang Đốm; sửa chữa, làm mới nhà văn hóa thôn… Các công trình được sửa sang, làm mới tạo điều kiện cho người dân trong xã đi lại, sinh hoạt cộng đồng dân cư được mở mang, thuận tiện.

Có thể thấy, công tác hội và phong trào nông dân ở Nghĩa Lợi thời gian qua được Ban chấp hành Hội Nông dân xã triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, hiệu quả. Để phát huy kết quả đã đạt được, Hội cần tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và của Hội cấp trên, chủ động trong phối hợp với các ngành, đoàn thể xã nhằm đẩy mạnh các mặt hoạt động của hội.

Đặc biệt, Hội phải tạo sự đồng thuận, đoàn kết thống nhất cao, vận động thu hút nhiều hội viên tham gia các phong trào của hội, thực hiện chính sách “tam nông”, tập trung sức lực xây dựng Nghĩa Lợi trở thành xã nông thôn mới của thị xã Nghĩa Lộ.

Huy Văn

Các tin khác
Hội viên Chi hội Cựu chiến binh thôn Đào Kiều 1 và nhân dân tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm tạo cảnh quan sạch đẹp.

Xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm mục tiêu phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân trong xã năm 2024 đạt 74% trở lên; trong đó chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 61%, chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 81%, chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống 68%.

Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện Văn Chấn năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện. Ảnh minh họa.

Yên Bái đã đạt được sự thành công đáng kể trong việc xây dựng trường học hạnh phúc dựa trên tư tưởng và triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ vào việc vận dụng các nguyên tắc và giá trị tư tưởng của Người, Yên Bái đã tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh và góp phần vào sự nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.

Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục