Song hành hai nhiệm vụ

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/6/2012 | 9:55:36 AM

YBĐT - Xác định phát triển GTNT là một trong những tiêu chí quan trọng xây dựng nông thôn mới, năm 2012, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã phát động phong trào làm đường GTNT gắn với xây dựng NTM.

Giai đoạn 2006 - 2011, Văn Chấn đã trải nhựa và đổ bê tông trên 107km đường giao thông nông thôn.
Giai đoạn 2006 - 2011, Văn Chấn đã trải nhựa và đổ bê tông trên 107km đường giao thông nông thôn.

Với chủ trương đúng và sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, huyện Văn Chấn đã hoàn thành nhiều tuyến đường, đạt tiêu chuẩn giao thông NTM.

Được tỉnh Yên Bái chọn là một trong những xã làm điểm xây dựng NTM, xã Thượng Bằng La xác định, tiêu chí khó và quan trọng nhất là xây dựng GTNT. Toàn xã có trên 40km đường GTNT, trong đó trên 90% là đường đất, đường trải cấp phối. Để từng bước hoàn thiện hệ thống GTNT theo tiêu chí xây dựng NTM, ngoài nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền xã xác định huy động sức dân là chủ yếu với phương châm làm đến đâu chắc đến đó, đường phải thẳng và đủ rộng để ô tô trọng tải nhỏ có thể đi vào.

Thực hiện mục tiêu này, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức đo đạc, điều chỉnh độ rộng và lập dự trù kinh phí cho từng tuyến đường. Trên cơ sở bàn bạc, thống nhất phương án làm đường, địa phương đã cử cán bộ theo dõi, giám sát đồng thời đề nghị huyện hỗ trợ máy lu, lèn kịp thời bảo đảm giao thông đi lại cho nhân dân trong ngày. Quyết tâm cao cùng sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, đến trung tuần tháng 5, xã Thượng Bằng La đã hoàn thành 17km đường cấp phối, đạt các tiêu chuẩn về độ rộng nền đường 5m, mặt đường 3 - 3,5m, bề dày cấp phối 15 - 18cm.

Ông Đoàn Ngọc Nhất - Phó chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La cho biết: “Xã đã xác định xây dựng NTM là cuộc vận động mà mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân phải chung tay. Để đạt được các tiêu chuẩn về tiêu chí giao thông mới, ngoài vận động nhân dân đóng góp công sức, tiền của thì việc hiến đất để các tuyến đường đẹp hơn, chắc hơn được cấp ủy, chính quyền đặc biệt chú trọng. Được sự đồng tình của nhân dân, đến nay chúng tôi đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra và tiếp tục triển khai, vận động nhân dân tiến tới cứng hóa, nhựa hóa các tuyến đường”.

Là huyện có địa bàn rộng, Văn Chấn có mạng lưới thông giao thông phức tạp. Đẩy mạnh phong trào làm đường GTNT, đến nay, hạ tầng giao thông của địa phương có bước phát triển mạnh mẽ, nhiều tuyến giao thông được đầu tư, mở rộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, so với tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, hiện nay, chưa có xã nào trên địa bàn huyện đạt và để hoàn thành tiêu chí này đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía. Mặc dù hiện nay, phần lớn người dân nhận thức được xây dựng đường GTNT mang lại nhiều lợi ích nhưng có được sự hưởng ứng cụ thể của người dân cần phải tuyên truyền, vận động.

Thực tiễn thực hiện phong trào làm đường GTNT ở Văn Chấn cho thấy, tinh thần xã hội hóa làm đường giao thông đã phát huy hiệu quả, nhiều con đường ý Đảng - lòng dân được mở mới, nâng cấp, đáp ứng một phần nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của đông đảo nhân dân. Trong giai đoạn 2006 - 2011, huyện Văn Chấn đã huy động trên 254 tỷ đồng để phát triển GTNT; trải nhựa và đổ bê tông trên 107km, trải cấp phối 245km, tu sửa nhiều cầu cống và một số tuyến đường khác. Tuy nhiên, để đáp ứng tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM còn khoảng cách rất xa và nhiều việc phải làm.

Đây là tiêu chí tương đối khó thực hiện, đòi hỏi các xã, thị trấn phải xây dựng kế hoạch đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông làm nền tảng cho việc cứng hóa, nhựa hóa các tuyến đường.

Thực tiễn cho thấy, với hệ thống GTNT gần 1.000km thì việc đạt các tiêu chí trong xây dựng NTM là rất khó khăn. Tuy nhiên, gắn phong trào làm đường GTNT với xây dựng NTM, huyện Văn Chấn đã định hướng cho các xã, thị trấn xây dựng nền móng của các tuyến đường, đáp ứng yêu cầu giao thông giai đoạn mới. Đây là một chủ trương đúng đắn, được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

Nhân dân Văn Chấn nhiệt tình hưởng ứng phong trào làm đường giao thông.

Với mục tiêu mỗi năm trải cấp phối 45km đường giao thông theo tiêu chuẩn A + B và vận động mỗi xã, thị trấn nâng cấp mới 2 - 3km, trong 5 tháng đầu năm 2012, huyện đã hoàn thành gần 30km đường cấp phối, trên 6km đường bê tông, tu sửa nhiều cầu cống và một số tuyến đường khác với tổng kinh phí xây dựng gần 16 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 6 tỷ đồng.

Ông Trần Hữu Sính - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Văn Chấn cho biết: “Với việc phát động làm đường GTNT gắn với xây dựng NTM, ngay từ đầu năm, Phòng đã chỉ đạo các địa phương lập phương án, thiết kế làm đường theo Quyết định số 315 của Bộ Giao thông - Vận tải quy định về cấp kỹ thuật của từng tuyến đường. Trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng tôi luôn cử cán bộ theo dõi, giám sát, hướng dẫn các địa phương triển khai làm đường. Ngoài ra, Phòng còn chỉ đạo, điều hành các phương tiện máy móc thường trực tại chỗ để nhân dân làm đường đến đâu lu, lèn đến đó để bảo đảm giao thông thông suốt”.

Phát triển GTNT là nhu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội hiện nay. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư của Nhà nước còn hạn hẹp, phát triển GTNT gắn với xây dựng NTM đòi hỏi sự nỗ lực của chính quyền các cấp cùng sự hi sinh một phần lợi ích và đóng góp tích cực của nhân dân. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến việc hoàn thành các tiêu chí, mục tiêu đề ra của mỗi địa phương.

Thực hiện tốt công tác xã hội hóa làm đường GTNT sẽ góp phần đạt mục tiêu đến năm 2015, toàn huyện Văn Chấn có trên 80% số đường liên thôn, bản của các xã vùng cao có đường cho xe trọng tải nhẹ, xe máy đi lại dễ dàng; 65% số đường liên xã, liên thôn, bản các xã vùng Mường Lò, vùng ngoài được nâng cấp, cứng hóa và 85% số đường giao thông đến các xã được nâng cấp, cứng hóa.

Trần Van

Các tin khác
Hội viên Chi hội Cựu chiến binh thôn Đào Kiều 1 và nhân dân tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm tạo cảnh quan sạch đẹp.

Xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm mục tiêu phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân trong xã năm 2024 đạt 74% trở lên; trong đó chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 61%, chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 81%, chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống 68%.

Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện Văn Chấn năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện. Ảnh minh họa.

Yên Bái đã đạt được sự thành công đáng kể trong việc xây dựng trường học hạnh phúc dựa trên tư tưởng và triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ vào việc vận dụng các nguyên tắc và giá trị tư tưởng của Người, Yên Bái đã tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh và góp phần vào sự nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.

Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục