Bánh tro Đắc Sở – Món quà thanh khiết xứ Đoài

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/4/2014 | 8:20:14 AM

Bánh tro làng Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) nức tiếng gần xa bởi cái vị thanh mát đặc trưng. Trong những ngày lễ Tết, giỗ chạp, trên mâm cỗ cúng gia tiên của người Hà Nội hay những ngày hè oi bức hầu như không bao giờ thiếu món bánh tro. Dù chỉ là món ăn dân dã nhưng bánh tro Đắc Sở đã trở thành món quà ý nghĩa, gắn kết tình thân.

Bánh Tro - Đặc sản làng Đắc Sở (Hà Nội).
Bánh Tro - Đặc sản làng Đắc Sở (Hà Nội).

Theo người dân Đắc Sở thì bánh tro của họ có vị thanh mát khác hẳn bánh tro ở những vùng miền khác. Bánh tro được làm theo dạng dài giống cái bánh tét thu nhỏ và dạng chóp giống bánh giò. Dù làm theo dạng nào, thì màu sắc của bánh vẫn phải giữ nguyên. Bao giờ cũng vậy, trước khi đem bánh ra thị trường tiêu thụ, các gia đình nơi đây sẽ kiểm tra tỉ mỉ, cẩn thận từng mẻ bánh. Khi mở thì bánh phải có màu vàng óng ả và cái vị thanh thanh, ngòn ngọt của mùi gạo nếp, ngai ngái mà không quá nồng của mùi nước tro, thêm cái vị man mát của hương lá mới là đạt tiêu chuẩn. 

Để làm được một mẻ bánh tro thường phải mất cả ngày với nhiều công đoạn từ chế nước tro, ngâm rửa lá rong, ngâm gạo đến gói bánh và luộc bánh, nhưng quan trọng nhất là khâu chọn và ngâm gạo. Ngâm gạo sao cho đủ “chín”, thay nước như thế nào để khi luộc bánh, vừa không nát lại vừa dẻo vừa dai..., là những bí quyết được những người làm bánh tro ở Đắc Sở gìn giữ bao đời. Gạo chọn làm bánh là thứ gạo nếp cái hoa vàng của vụ mùa mới, không được chọn gạo có lẫn tẻ. Bởi chỉ cần gợn một hạt gạo tẻ, bánh sẽ mất hết vị dẻo thơm, ngon ngọt vốn có.

Gạo nếp sẽ được ngâm kỹ với nước tro (ngâm khoảng ba tiếng với nước tro từ cây dền gai, rơm nếp hay tro vỏ bưởi và đánh với nước vôi trong), khiến bánh mềm mại, có hương vị giống với bánh đúc truyền thống và kết hợp với hương thơm đặc trưng của lá dong khiến người ta không thấy ngán khi ăn, dù ăn nhiều hay trong tiết trời nóng như thiêu đốt của mùa hạ. Chính sự cầu kì trong việc ngâm gạo, gói bánh và luộc bánh đã tạo nên miếng bánh tro nuột nà, vàng óng, có hương vị thanh mát và trở thành một món ăn hấp dẫn mang đặc trưng xứ Đoài.

Tất cả các nguyên liệu để làm bánh đều là sản vật của đồng quê nên bánh tro Đắc Sở có vị rất nhẹ nhàng, dễ ăn. Dù đã trải qua hàng trăm năm, nhưng bánh tro Đắc Sở vẫn nức danh, không chỉ người dân Hà thành biết tới mà nhiều nơi khác khi thưởng thức món bánh tro, bao giờ cũng nghĩ và nhắc tới bốn từ “bánh tro Đắc Sở”. Bánh tro Đắc Sở ngẫu nghiên trở thành một món ăn hấp dẫn giúp “giải khát” trong những dịp hè oi bức, vật phẩm dâng lên tổ tiên hay làm quà biếu, tặng đầy ý nghĩa, gắn kết tình thân.

(Theo VTV)

Các tin khác
18 nhà thiết kế và hơn 100 người mẫu cùng vẫy chào khán giả trong đêm Lễ hội Áo dài Festival Huế 2014.

Tối 14-4, khán giả tại TP Huế đã được "đi du lịch" ở 17 quốc gia trên thế giới qua 600 mẫu áo dài trong Lễ hội Áo dài Festival Huế 2014. Mỗi bộ sưu tập lại mang những đường nét đặc trưng của từng quốc gia, khiến người xem có cảm giác lạ lẫm, mới mẻ.

Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn.

Triều Nguyễn có 13 vua, nhưng do các lý do kinh tế và chính trị nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng, tất cả đều còn lại đến ngày nay với các lối kiến trúc riêng.

Du khách nước ngoài thích thú trước những những mệ già tái hiện khung cảnh xay lúa, hò giã gạo.

Ngày 13-4, bên cầu ngói Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế), Lễ hội "Chợ quê ngày hội" chính thức khai mạc. Đây là một trong những điểm nhấn của Festival Huế 2014.

UBND huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp báo giới thiệu lễ hội "Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới" năm 2014 và kỷ niệm 5 năm được Câu lạc bộ Vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays Club) bầu chọn và vinh danh là một trong những vịnh biển đẹp của thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục