Lễ bỏ mả của người Raglai trở thành di sản văn hóa
- Cập nhật: Thứ sáu, 18/4/2014 | 7:51:28 AM
Lễ Bỏ mả hiện vẫn được thực hành và trao truyền trong cộng đồng người Raglai ở các huyện miền núi thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Thực hiện nghi lễ bỏ mả.
|
Sáng 17/4, tại huyện miền núi Khánh Sơn, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ Công bố và đón nhận Bằng Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Lễ hội Bỏ mả của người Raglai”.
Lễ Bỏ mả là nghi lễ quan trọng nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai - lễ chia tay vĩnh viễn giữa người sống và người chết để người chết được trở về thế giới vĩnh hằng. Lễ Bỏ mả được tổ chức theo hai hình thức: bỏ mả cùng lúc với đám tang hay bỏ mả có thời gian chuẩn bị. Vì vậy, để tổ chức cho Lễ Bỏ mả, gia đình phải làm Kagor, một con thuyền gỗ với nhiều vật trang trí, đặt trên nóc nhà mồ trong Lễ Bỏ mả - biểu tượng cho nơi trú ngụ của ông bà ở thế giới bên kia.
Lễ Bỏ mả hiện vẫn được thực hành và trao truyền trong cộng đồng người Raglai ở các huyện miền núi thuộc tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, một số nghi thức và lễ vật sử dụng trong các nghi lễ đã thay đổi cho phù hợp với vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đây là nghi lễ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Raglai và cũng tích hợp các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống, thể hiện sự sáng tạo và mang giá trị gắn kết cộng đồng. Với những giá trị nổi bật đó, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ Bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Đây là cơ hội để tôn vinh, phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của người Raglai. Ông Nguyễn Duy Bắc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu những giá trị nhân văn của Lễ hội bỏ mã của dân tộc Raglai, đề xuất các giải pháp để tiếp tục bảo tồn, làm sống động những nghi lễ đặc biệt là những giá trị của nó nhất là thời kỳ xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng tập trung xây dựng đời sống văn hóa mới, phát triển kinh tế xã hội điều kiện cho sự bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc Raglai ở các địa phương...".
(Theo VOV)
Các tin khác
Nói đến Huế không thể không nói đến văn hóa ẩm thực ở nơi đây. Món ăn Huế luôn thể hiện đậm nét giá trị văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, nghệ thuật và có hương vị rất riêng.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế-Huế 2014 diễn ra từ ngày 14 đến 19/4, có quy mô 70 gian hàng của 7 nước gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc.
Ngày 15-4 ông Nguyễn Châu Á, giám đốc công ty lữ hành quốc tế Oxalis cho biết, nhân dịp kỷ niệm 410 năm danh xưng Quảng Bình, đơn vị này đã phối hợp với công ty trực thăng miền Bắc mở 3 tuyến bay tham quan hang Én ở di sản Phong Nha-Kẻ Bàng.
Nếu có dịp đặt chân đến đất nước Thụy Điển, bạn đừng bỏ qua các điểm du lịch nổi tiếng như khu phố cổ Gamla stan, những ngôi làng có tên một ký tự hay tour đi trên mái nhà độc đáo.