Thêm 6 lễ hội truyền thống được công nhận Di sản văn hóa quốc gia

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/2/2017 | 8:52:18 AM

Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), có sáu lễ hội truyền thống đã được bổ sung vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một trong các nghi thức khai hội chùa Keo mùa thu 2016.
Một trong các nghi thức khai hội chùa Keo mùa thu 2016.

Đó là lễ hội đền Trần Thương (Hà Nam), hội vật Liễu Đôi (Hà Nam), lễ hội Bổ Đà (Bắc Giang), lễ hội chùa Keo (Thái Bình), lễ hội đền Đuổm (Thái Nguyên) và lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La (Tuyên Quang).

Thông tin trên được nêu tại Quyết định số 217/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bên cạnh đó, trong đợt này, có năm di sản văn hóa phi vật thể khác (thuộc các loại hình: nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng và tri thức dân gian) cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ tế Tổ Mẫu Âu Cơ theo nghi lễ truyền thống.


Cụ thể, những di sản này bao gồm Hạn Khuống của người Thái (Yên Bái), tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ), lễ tịch điền (Hà Nam), tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer (An Giang) và hát sắc bùa Phú Lễ (Bến Tre).

Như vậy, hiện nay, trên địa bàn cả nước có 202 di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo quy định tại Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL, các di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ khoa học để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phải có đủ các tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong diện kiểm kê để lập hồ sơ khoa học, đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bao gồm:

1/ Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam.
2/ Ngữ văn dân gian (sử thi, ca dao, dân ca, hò, vè, truyện trạng…).
3/ Nghệ thuật trình diễn dân gian (âm nhạc, múa, hát, sân khấu…)
4/ Tập quán xã hội (luật tục, hương ước, nghi lễ…).
5/ Lễ hội truyền thống.
6/ Nghề thủ công truyền thống.
7/ Tri thức dân gian (tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y-dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục…).

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Hình ảnh ban tổ chức tập luyện cho Carnaval Hạ Long 2024.

Điểm nhấn của Carnaval Hạ Long diễn ra trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là màn biểu diễn nghệ thuật thực cảnh và Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam.

Du khách trải nghiệm pic-nic tại Đồi thông Eo gió, huyện Trạm Tấu.

Chỉ cách thành phố Yên Bái 100km đường tốt lại sở hữu những điểm đến độc đáo của vùng cao như: suối khoáng nóng Trạm Tấu, rừng rêu Tà Xùa, thác nước Tà Xùa, thác đôi Kháo Chu, thác Háng Đề Chơ, đỉnh núi Tà Chì Nhù, Lau Camping Phình Hồ…, Trạm Tấu đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày năm nay.

Nghi thức tế lễ trong Lễ hội

Ngày 25/4 (tức 17/3 Giáp Thìn), phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội Giỗ Mẫu đền Bà Áo Trắng năm 2024. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tour du lịch lịch sử

Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục