Giỗ Tổ Hùng Vương: Rước kiệu, dâng lễ vật tri ân Tổ tiên

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/4/2017 | 2:48:24 PM

Ngày 4/4 (tức mùng 8/3 năm Đinh Dậu), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2017 tổ chức Lễ rước kiệu, dâng lễ vật của các xã, thị trấn vùng ven Khu di tích để tri ân công đức Tổ tiên.

Đoàn rước kiệu lên Đền Hùng.
Đoàn rước kiệu lên Đền Hùng.

Lễ rước kiệu năm nay có 5 xã, thị trấn tham gia gồm Chu Hóa, Hùng Lô, Kim Đức (thành phố Việt Trì); Tiên Kiên và Hùng Sơn (huyện Lâm Thao)... Lễ vật dâng lên gồm hương hoa, bánh chưng, bánh dầy cùng các sản vật đặc trưng của địa phương.

Nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng trong ngày Giỗ Tổ là nghi lễ truyền thống được duy trì, bảo tồn hàng ngàn năm nay, thể hiện tính cộng đồng cao nhất, nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc, tạo nên sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần tôn vinh giá trị "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đội hình rước kiệu được sắp xếp theo trình tự rõ ràng. Đi đầu là đội múa sư tử, tiếp đó là đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội, đoàn người đánh chiêng, trống, rước biểu dấu và bát bửu, đội bát âm múa sinh tiền, rước tàn lọng và đội kiệu, cuối cùng là quan viên và nhân dân.

Theo Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2017, đây là năm thứ 7, tỉnh Phú Thọ mở rộng quy mô rước kiệu ở các xã vùng ven về Đền Hùng nhân dịp Giỗ Tổ.

Lễ rước kiệu nhằm làm tăng thêm giá trị văn hóa "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đồng thời góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể này. Ngoài ra, lễ rước kiệu còn có ý nghĩa sâu sắc nhằm nâng cao truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn và giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên - một văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt.

Cùng ngày, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2017 tổ chức Hội thi Gói, nấu bánh chưng, giã bánh dầy tỉnh Phú Thọ mở rộng, với sự tham gia của 14 đội đến từ 13 huyện, thị, thành phố và đội Hà Nội.

Hội thi Gói, nấu bánh chưng, giã bánh dầy, được tổ chức hàng năm tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng để tỏ lòng biết ơn công đức các Vua Hùng đã tạo dựng nên một phong tục đẹp của dân tộc. Bánh chưng, bánh dầy là biểu trưng của trời, đất, được chế biến từ hạt lúa nếp thơm, một sản phẩm tiêu biểu của nghề trồng lúa nước có từ thời Vua Hùng. Hai loại bánh đặc biệt này được gắn với tục thờ cúng Tổ tiên, với tín ngưỡng thờ cùng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam.

Theo Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2017, hai đội đạt giải nhất hội thi sẽ được gói, nấu bánh chưng, giã bánh dầy dâng lên Vua Hùng vào ngày 10/3 âm lịch năm 2018.

(Theo TTXVN) 

Các tin khác
Nhu cầu du lịch nội địa dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 và mùa hè này.

Ngày 24/4, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam ban hành Văn bản số 780/CDLQGVN-QLLH gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè 2024.

Tạm dừng tổ chức Lễ hội Ẩm thực huyện Văn Yên lần thứ 2 năm 2024 cho đến khi thông báo lại.

UBND huyện Văn Yên vừa có Thông báo số 575/TB-BTC về việc tạm dừng tổ chức Lễ hội Ẩm thực huyện lần thứ 2 năm 2024.

Thu hút khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch định hướng và đề nghị các địa phương triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề "Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu" để đón đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè 2024.

Bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TPHCM, thông tin về Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2

Không gian các đầu bếp công diễn xác lập kỷ lục 150 món ăn kèm với bánh mì được trưng bày trên một mô hình bánh mì khổng lồ là điểm nhấn của Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục