Bế mạc Festival Nghề truyền thống Huế 2017

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/5/2017 | 7:02:19 AM

Tối 1/5, Festival Nghề truyền thống Huế 2017 đã bế mạc tại sân khấu Bia Quốc học Huế, sau 4 ngày tổ chức (từ 28/4-1/5).

Các đoàn tham gia trong nghi thức Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh nghệ nhân, làng nghề tại Thừa Thiên-Huế.
Các đoàn tham gia trong nghi thức Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh nghệ nhân, làng nghề tại Thừa Thiên-Huế.

Đọc diễn văn tại lễ bế mạc, ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết, sau 7 kỳ tổ chức, Festival Nghề truyền thống Huế 2017 đã thành công tốt đẹp.

Qua các kỳ tổ chức, Festival Nghề truyền thống Huế đã tôn vinh những giá trị tinh hoa của di sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành nghề truyền thống, tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, gắn các sản phẩm nghề truyền thống với du lịch, với thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Festival Nghề truyền thống Huế 2017 đã từng bước khẳng định thương hiệu, uy tín trong lòng công chúng và du khách, cũng như nghệ nhân các làng nghề truyền thống trong cả nước; yếu tố quốc tế của Festival đã từng bước được định hình, xây dựng.

Festival Nghề truyền thống Huế 2017 có 327 nghệ nhân từ 59 đơn vị thuộc 40 làng nghề, cơ sở nghề tham gia; trong đó có 24 đơn vị ngoài tỉnh. Nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc, tiêu biểu lần đầu tham gia, như: Làng nghề dệt đũi xã Nam Cao (Thái Bình), dệt lanh thổ cẩm Mai Châu (Hòa Bình), gốm Mỹ Thiện (Quảng Ngãi), làng nghề sản xuất gốm, thảm lục bình xã Bình Ninh (Vĩnh Long)... Đối tác nước ngoài tham gia có 34 nghệ nhân và thợ đến từ các thành phố Takayama, Saijo, Shizuoka và Công ty thêu Shuei (Nhật Bản); quận Dongnae, thành phố Busan (Hàn Quốc); Công ty Lục Thuận Đại Tử Sa, thành phố Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc).

Các hoạt động chính của Festival thu hút nhiều du khách và người dân địa phương như: Lễ hội áo dài "Hội họa Huế với áo dài" tại cầu Trường Tiền, Không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm tôn vinh nghệ nhân, làng nghề truyền thống của Huế và các địa phương (công viên Lý Tự Trọng, đường Lê Lợi), Lễ hội khinh khí cầu (quảng trường Ngọ Môn - Kỳ Đài), Bảo tàng nghề thêu tại Cơ sở XQ Cổ độ (đường Phạm Hồng Thái), Không gian ẩm thực Ba Miền (tại Công viên 3/2, đường Lê Lợi), Lễ hội Ẩm thực Huế (công viên Thương Bạc, đường Trần Hưng Đạo), Không gian ẩm thực chay (Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu quán); các hoạt động quảng bá du lịch của các địa phương liên kết (Đà Nẵng - Quảng Nam - Hà Nội) tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu…

Trong Chương trình Festival còn có các hoạt động văn hóa cộng đồng và hoạt động hưởng ứng phong phú, đa dạng như Lễ hội ẩm thực: giới thiệu các món ngon, đặc sắc của Huế và mọi miền đất nước dưới sự chế biến của các nghệ nhân ẩm thực tài hoa, khéo léo; không gian nghệ nhân và các làng nghề tập trung giới thiệu, trưng bày, thao diễn và kinh doanh các sản phẩm nghề truyền thống của các nghệ nhân Huế và các nghệ nhân tiêu biểu đến từ nhiều làng nghề nổi tiếng trong cả nước và quốc tế, đặc biệt có sự tham gia thao diễn, tạo hình sản phẩm, giao lưu giữa nghệ nhân với khách tham quan. Bên cạnh đó, còn có hoạt động trưng bày, triển lãm các tác phẩm nghệ thuật, các hiện vật cung đình, các bộ sưu tập độc đáo của các nhà sưu tập nổi tiếng trong suốt thời gian diễn ra Festival...; tổ chức bình chọn sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đặc sản lần thứ nhất với sự tham gia của các cơ sở nghề, làng nghề và nghệ nhân tiêu biểu...

Festival Nghề truyền thống Huế 2017 góp phần tạo thêm một điểm nhấn trong hành trình tham quan di sản ở miền Trung nói chung và Huế nói riêng nhằm kích cầu tăng trưởng du lịch của địa phương.../.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Chị Lò Thị Tuyên ở bản Lụ 1, xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu sản phẩm nông sản với du khách đến từ Nhật Bản.

Các homestay trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian đã thu hút số lượng lớn khách du lịch, nhất là khách ngoại quốc. Họ bị thu hút bởi các món ăn đặc sản, được khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, được thư giãn trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của những bản làng bình yên mang đặc trưng Tây Bắc…

Các làng biển tại phường Nại Hiên Đông và quận Sơn Trà những ngày qua tàu thuyền về neo đậu, chuẩn bị các hoạt động cho Lễ hội Cầu ngư năm nay.

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá rộn ràng, tất bật bởi các hoạt động chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024 (dự kiến sẽ diễn ra từ 28/3/2024 đến 31/3/2024).

Múa Dậm Thuông ở lễ hội Xo May.

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa Tày diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, mang nhiều nét đẹp truyền thống, bản sắc riêng có của đồng bào địa phương.

Đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” xuất phát từ ga Huế đưa du khách vào TP Đà Nẵng.

Việc đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” khu đoạn Huế - Đà Nẵng không chỉ góp phần đảm bảo kết nối giao thông của người dân giữa TP Huế và Đà Nẵng mà còn là trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với 2 thành phố du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục