Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng du khách tới Nhật Bản

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/1/2018 | 4:51:07 PM

Trong một thập kỷ qua, Nhật Bản chứng kiến lượng khách du lịch từ Đông Nam Á tăng mạnh, trong đó Việt Nam là nước đứng đầu về tốc độ tăng trưởng với mức tăng 868%.

Khách du lịch thăm quan tại thành phố Kamakura, Nhật Bản.
Khách du lịch thăm quan tại thành phố Kamakura, Nhật Bản.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, báo Nikkei đưa tin đứng ở các vị trí tiếp theo là Thái Lan và Indonesia, với tốc độ tăng trưởng khách du lịch vào Nhật Bản đạt lần lượt 489,3% và 448,7%.

Ở châu Á nói chung, trong giai đoạn 2007-2017, số lượt khách du lịch Trung Quốc đến Nhật Bản cũng đã tăng tới 680,5%.

Doanh thu từ du lịch của Nhật Bản tiếp tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu suy giảm.

Tính riêng trong năm ngoái, khách du lịch nước ngoài tới "đất nước Mặt trời mọc" là 28,6 triệu lượt, tăng kỷ lục 19,3% so với năm 2016.

Hơn 50% số du khách đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc chiếm 25,6% với 7,35 triệu lượt và Hàn Quốc chiếm 24,8% với 7,14 triệu.

Chi tiêu của khách du lịch cũng tăng 17,8%, đạt 4.400 tỷ yen ( khoảng 39,68 tỷ USD).

Theo thống kê của cơ quan quản lý du lịch Nhật Bản, trong năm 2017, khách Trung Quốc đứng đầu về xếp hạng chi tiêu, trung bình một khách Trung Quốc sẽ chi tiêu khoảng 230.382 yen (hơn 2.000 USD). Đứng cuối bảng xếp hạng chi tiêu là Hàn Quốc.

Các địa danh của Nhật Bản được khách du lịch nước ngoài ưa thích là thủ đô Tokyo và các thành phố Osaka, Hokkaido và Kyoto.

Tuy nhiên, nếu xét theo tiêu chí tốc độ tăng trưởng so với năm 2016, Tokyo chỉ đứng thứ 33, Osaka đứng thứ 22, Hokkaido đứng thứ 26, Kyoto đứng thứ 19 trong số 47 tỉnh thành Nhật Bản.

Đứng đầu xét theo tiêu chí này là tỉnh Oita thuộc khu vực Kyushu phía Nam Nhật Bản.

Các địa điểm nổi tiếng của tỉnh Oita như suối nước nóng Beppu Onsen, Yufuin đang thu hút một lượng lớn lượt khách với các mô hình trải nghiệm độc đáo.

Tiếp theo là tỉnh Saga với các chuyến bay giá rẻ từ các thành phố của châu Á. Tỉnh Saga cũng nằm gần trung tâm kinh tế cực Nam của Nhật Bản là Fukuoka.

Đây là những yếu tố thuận lợi để nơi này trở thành điểm đến lý tưởng. Vị trí thứ 3 về tốc độ tăng trưởng là tỉnh Aomori, thuộc khu vực Tohoku, vùng Đông Bắc Nhật Bản.

Các chuyến bay thẳng từ Trung Quốc, Hàn Quốc, cùng các địa điểm suối nước nóng ngoài trời nổi tiểng là nguyên nhân chính khiến khách du lịch tới Aomori tăng mạnh.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Chị Lò Thị Tuyên ở bản Lụ 1, xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu sản phẩm nông sản với du khách đến từ Nhật Bản.

Các homestay trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian đã thu hút số lượng lớn khách du lịch, nhất là khách ngoại quốc. Họ bị thu hút bởi các món ăn đặc sản, được khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, được thư giãn trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của những bản làng bình yên mang đặc trưng Tây Bắc…

Các làng biển tại phường Nại Hiên Đông và quận Sơn Trà những ngày qua tàu thuyền về neo đậu, chuẩn bị các hoạt động cho Lễ hội Cầu ngư năm nay.

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá rộn ràng, tất bật bởi các hoạt động chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024 (dự kiến sẽ diễn ra từ 28/3/2024 đến 31/3/2024).

Múa Dậm Thuông ở lễ hội Xo May.

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa Tày diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, mang nhiều nét đẹp truyền thống, bản sắc riêng có của đồng bào địa phương.

Đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” xuất phát từ ga Huế đưa du khách vào TP Đà Nẵng.

Việc đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” khu đoạn Huế - Đà Nẵng không chỉ góp phần đảm bảo kết nối giao thông của người dân giữa TP Huế và Đà Nẵng mà còn là trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với 2 thành phố du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục