Khai mạc Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2018

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/9/2018 | 4:03:19 PM

Sáng nay (18/9), tức ngày 9/8 Âm lịch, tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2018.

Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm nay có sự tham gia của 16 "ông trâu”, cách gọi theo phong tục truyền thống của người dân địa phương. Mặc dù trời mưa khá nặng hạt nhưng các khán đài của sân vận động Đồ Sơn vẫn không còn một chỗ trống. Sau lễ khai mạc và màn biểu diễn trống chiêng, các cặp trâu đấu lần lượt được đưa vào sân tranh tài với các ngón đánh hiểm hóc, như: cài sừng, hổ lao, cáng hầu… để hạ gục đối phương.

Ông Nguyễn Văn Khang ở thị trấn Ngã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cho biết, ông đã đi từ 3 giờ sáng để kịp đến trước giờ khai Hội. Ông Khang nói: "Đây là năm thứ 5 tôi đi xem hội chọi trâu Đồ Sơn. Năm nay, con trâu nào dáng dấp và kỹ thuật cũng tốt. Đến giờ phút này, lễ hội đem đến cho khán giả rất nhiều hào hứng. Năm nay, khán giả đông nhưng trật tự đảm bảo an toàn".

Năm nay là năm đầu tiên, quận Đồ Sơn tổ chức thực hiện Đề án đổi mới công tác quản lý và tổ chức Lễ hội chọi trâu, không bán vé mà mở cửa tự do đón người dân và du khách vào xem hội; Công tác bảm đảm an toàn, an ninh, trật tự cho Lễ hội được tăng cường. Ban tổ chức đã tăng cường lực lượng bảo vệ, hướng dẫn nhân dân xem hội và đóng cửa sân vận động khi đủ sức chứa. Sân thi đấu cũng được thu gọn kích thước, gia cố thêm hàng rào bảo vệ chắc chắn, không để xảy ra tình trạng trâu nhảy qua rào vào khu vực khán đài.
 
Ông Hoàng Xuân Minh, Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2018, cho biết: "Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Để duy trì và phát huy giá trị của Lễ hội trong điều kiện mới, nâng cao chất lượng Lễ hội, kinh phí của Lễ hội được thực hiện bằng nguồn xã hội hóa. Thời gian vừa qua, UBND quận đã tăng cường triển khai công tác tuyên truyền, tổ chức tốt các nghi lễ truyền thống, chuẩn bị đảm bảo các điều kiện an ninh trật tự, an toàn phần hội.
 
(Theo VOV)

Các tin khác
Nghi thức tế lễ trong Lễ hội

Ngày 25/4 (tức 17/3 Giáp Thìn), phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội Giỗ Mẫu đền Bà Áo Trắng năm 2024. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tour du lịch lịch sử

Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).

Cơ sở lưu trú Mộc Homestay thị trấn Mù Cang Chải sẵn sàng đón khách

Huyện Mù Cang Chải hiện có 104 dịch vụ homestay, nhà nghỉ và 70 cơ sở nhà hàng, quán ăn. Các cơ sở đã sẵn sàng đón khách kỳ nghỉ lễ 30/4 -1/5.

Nhu cầu du lịch nội địa dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 và mùa hè này.

Ngày 24/4, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam ban hành Văn bản số 780/CDLQGVN-QLLH gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục