Khai hội Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/2/2019 | 4:28:41 PM

Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2019 dự kiến sẽ diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc ( thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) từ ngày 14-27/2 ( tức mùng 10-23 tháng Giêng).

Lễ hội đền Kiếp Bạc
Lễ hội đền Kiếp Bạc

Lễ hội truyền thống mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc từ nhiều thế kỷ trước đã trở thành tập quán đẹp của Hải Dương mỗi khi Tết đến, xuân về.

Năm nay, để tưởng niệm 685 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334-2019) và nhằm tuyên truyền quảng bá các giá trị của Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc mang đậm nét tín ngưỡng dân gian.

Việc tổ chức Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người dân trong việc thực hành, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách đối với các giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Nhiều lễ hội đặc sắc

Mở đầu của Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019 là Lễ dâng hương khai hội Mùa xuân và Lễ tế khai xuân diễn ra vào ngày 14/2/2019 (tức mùng 10 tháng Giêng Âm lịch).

Tiếp đó là nhiều phần lễ khác được tổ chức như: Lễ Liên Hoa Hội Thượng diễn ra với nghi lễ phát đại nguyện của đức Phật, màn châm và truyền hoa đăng của phật tử vào ngày 18/2/2019 (tức 14 tháng Giêng Âm lịch); Lễ rước bánh chưng, bánh dày tại chùa Côn Sơn, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán; Lễ rước nước diễn ra vào ngày 20/2/2019 (tức 16 tháng Giêng Âm lịch).

Lễ rước nước là nghi lễ truyền thống đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân, phật tử tham gia. Đoàn rước ra đến hồ Côn Sơn làm lễ xin nước với đầy đủ các nghi thức như: dâng hương, trì chú, đăng đàn cầu nước, an vị thủy bình. Sau một năm làm ăn thuận lợi, bước sang năm mới cả cộng đồng dân cư lại làm rễ rước tam vị Thánh tổ thiền phái Trúc Lâm đi cầu nước cho sản xuất và đời sống dân sinh được đầy đủ, thuận hòa.

Theo Ban tổ chức, điểm nhấn của Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019 là Lễ đúc chuông chùa Côn Sơn diễn ra vào ngày 20/2/2019 (tức 16 tháng Giêng Âm lịch). Lễ đúc chuông chùa Côn Sơn dự kiến được tổ chức tại sân trước gác chuông chùa Côn Sơn. Chuông nặng 1,2 tấn, cao 1,8m và có đường kính miệng chuông là 1,2m. Chuông chùa Côn Sơn treo ở tam quan nội, được phục dựng theo mẫu chuông chùa Vân Bản có niên đại thế kỷ thứ 14 thời Trần, gắn với chùa Vân Bản, tháp Tường Long ở vùng Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng). Chuông chùa Vân Bản có hình trụ đứng, miệng loe, trang trí rồng trên quai, băng cánh sen trên các núm gõ và vành miệng, phản ánh đặc trưng nghệ thuật Phật giáo thời Trần.

Có thể bạn quan tâm 

Bên cạnh đó, Lễ tế trên núi Ngũ Nhạc sẽ diễn ra vào ngày 21/2/2019 (tức ngày 17 tháng Giêng Âm lịch). Theo truyền thuyết dân gian, núi Ngũ Nhạc là vùng đất phúc mà các thần tiên ngự trị, thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp ở chốn trần gian, phù giúp cho người trần thế được tốt lành.

Đây là ngọn núi thiêng tượng trưng cho năm phương, mỗi phương ứng với một hành. Năm miếu mang chức năng quản việc cát, hung, hoa, phúc, thống lĩnh muôn loài và chủ quản đất đai, nguồn nước, vạn vật, cây cối, núi rừng, khe vực. Vì thế, trong tín ngưỡng dân gian, tế trời đất tại núi Ngũ Nhạc để cầu phúc, tránh họa, mong cho mùa màng phong đăng, hòa cốc, quốc thái, dân an.

Lễ giỗ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả; Lễ đàn Mông Sơn thí thực diễn ra vào ngày 27/2/2019 (tức 23 tháng Giêng Âm lịch).Trong đó Lễ đàn Mông Sơn thí thực là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của Phật giáo.Theo quan niệm của Phật giáo, thế giới cõi âm có vô vàn cô hồn không nơi nương tựa. Bởi vậy tổ chức Lễ đàn Mông Sơn thí thực vào ngày mất của Tổ Huyền Quang là nét đẹp văn hóa Phật giáo, thể hiện uy linh của tam tổ Trúc Lâm, Tư đồ Trần Nguyên Đán và Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới-Nguyễn Trãi; đồng thời thí thực cho các cô hồn dưới cõi âm trong toàn quốc Việt Nam để cứu độ chúng sinh, cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình; góp phần khơi dậy truyền thống tương thân tương ái, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp trong, tạo nên một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc.

Bên cạnh phần lễ mang đậm nét tín ngưỡng của người Việt là phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, nhiều trò chơi dân gian chắc chắn sẽ thu hút và lôi cuốn đông đảo du khách như: Hội thi gói bánh chưng, giã bánh dày (tổ chức vào ngày 18/2/2019 tức 14 tháng Giêng Âm lịch); Liên hoan Pháo đất tỉnh Hải Dương lần thứ IX, khai mạc thi đấu Giải Vật dân tộc, Giải Cờ tướng (tổ chức vào ngày 20/2/2019, tức 16 tháng Giêng Âm lịch). Bên cành đó còn có rất nhiều các hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác diễn ra từ ngày 19-22/2/2019 (tức 15-18 tháng Giêng Âm lịch)

Tổ chức Lễ hội trang trọng, an toàn, vui tươi, lành mạnh

Theo UBND tỉnh Hải Dương, các nghi lễ sẽ được thực hiện theo nghi thức truyền thống, tổ chức trang trọng, an toàn, vui tươi, lành mạnh. Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông an toàn, thông suốt; an toàn vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm; phòng chống dịch bệnh, cháy rừng, hỏa hoạn trong khu vực di tích; ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp mê tín, dị đoan.

UBND tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu trong khu vực di tích không có hàng quán, không có người ăn xin, không có hiện tượng chèo kéo khách. Quản lý sử dụng hợp lý tiền mệnh giá nhỏ trong hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng tại Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn

Lễ hội mùa xuân Côn Sơn

Hải Dương sẽ tổ chức tốt công tác đón tiếp đại biểu khách mời; hướng dẫn, phục vụ nhân dân tận tình, chu đáo; quản lý tốt các nguồn công đức, thu phí, lệ phí để xây dựng bảo tồn di tích. Lên phương án triển khai phân luồng, phân tuyến, bảo đảm giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và tuyến đường sông và đường bộ vào khu vực di tích.

Bố trí, sắp xếp vị trí đỗ các phương tiện giao thông trong khu vực tổ chức lễ hội thuận tiện. Sắp xếp, duy trì các hoạt động dịch vụ, hàng quán, xe ôm trong khu vực lễ hội đúng yêu cầu của Ban Tổ chức; ngăn chặn và xử lý các hành vi lừa dối, ép khách, lôi kéo, đeo bám từ phường Sao Đỏ, ngã ba An Lĩnh, ngã ba Cung Bẩy và tại đền Kiếp Bạc. Tổ chức giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, ngăn chặn các hiện tượng trộm cắp, cướp giật tài sản của nhân dân và các hành vi lừa đảo trá hình thông qua các trò chơi cá cược, đánh bài, úp xu, bán thuốc rong trong khu vực lễ hội;

Hải Dương cũng yêu cầu các ngành liên quan thường xuyện tổ chức các đoàn kiểm tra trước, trong và sau Lễ hội. Xử lý các vi phạm về dịch vụ hàng quán, hoạt động văn hóa, an toàn giao thông… trong khu vực lễ hội; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy chế dịch vụ hàng quán và đình chỉ những hộ kinh doanh dịch vụ vi phạm; Xử lý nghiêm các trường hợp xem bói, mời chào, bán hàng ép giá, bán hàng rong, đổi tiền lẻ tại khu di tích và bãi xe; nhắc nhở, xử lý nghiêm các trường hợp khấn thuê, bưng lễ thuê vào đền.

(Theo doanhnghiepvn.vn)

Các tin khác

Sáng nay- 13/2 (tức mồng 9 tháng Giêng âm lịch),  đền Mẫu Thác Bà chính thức khai hội.

Trong các ngày nghỉ tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, theo ước tính, huyện Lục Yên đã tiếp đón khoảng 10.000 lượt khách đến tham quan tại các điểm du lịch, khu di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn.

Nằm trong chương trình Lễ hội Đền Đông Cuông, Hội chợ quê đã trở thành nơi thu hút đông đảo du khách đến tham quan mua sắm những sản vật độc đáo của huyện Văn Yên.

Sáng 11/2 (tức mồng 7 tháng Giêng Kỷ Hợi), nhân dân vùng bưởi Khả Lĩnh thuộc xã Đại Minh, huyện Yên Bình lại tưng bừng khai hội đình Khả Lĩnh. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục