Người Thái Mường Lò vui hội Rằm tháng Giêng

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/2/2019 | 4:34:18 PM

YênBái - Mường Lò, Nghĩa Lộ - miền đất mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thái có nhiều phong tục tập quán và lễ hội độc đáo. Du xuân miền đất này, quý vị sẽ được hòa vào lễ hội Rằm tháng Giêng – một lễ hội được người Thái gìn giữ và bảo tồn từ bao đời nay. 

Lễ hội Rằm tháng Giêng của người Thái Mường Lò, Nghĩa Lộ nhằm cầu khấn tạ ơn thần linh, trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, cầu cho năm mới làm ăn khấm khá, nương rẫy được mùa bội thu.


Sau phần lễ trang nghiêm, phần hội với các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Thái đã thu hút không chỉ bà con dân bản mà cả rất đông du khách tham gia. Sau đây là một số hình ảnh các hoạt động vui chơi của bà con dân bản trong phần hội của Lễ hội rằm tháng Giêng xuân Kỷ Hợi 2019 vừa diễn ra sáng nay - 19/2:



Mở đầu phần hội, nhân dân trong bản thi ném còn. Người Thái quan niệm, phải có người ném trúng quả còn vào vòng tròn thì năm ấy, bản làng làm ăn mới phát đạt, mùa màng tốt tươi.


 
Thi leo cột mỡ là phần thi thú vị, mang lại nhiều tiếng cười sảng khoái.



Các chị, các mẹ hào hứng cổ vũ các phần thi.



Dù trời nắng to song ai cũng hào hứng đến vui hội đầu năm. 



Bên cạnh các trò chơi dân gian, ở một góc khác, các bà, các mế lại tay đan tay trong vòng xòe truyền thống của dân tộc.


Tó mắc lẹ - trò chơi truyền thống của phụ nữ Thái trong Lễ hội Rằm tháng Giêng.


Múa sạp cũng hấp dẫn nhiều người tham gia. Các hoạt động vui chơi này là dịp để dân bản thắt chặt tình đoàn kết.



Kéo co luôn là môm thể thao hào hứng,phấn khích, không thể thiếu trong ngày hội.



Các bà, các mế còn tranh thủ "seo-phì" vài kiểu ảnh kỷ niệm



Cùng với các trò chơi dân gian, các địa phương còn tổ chức thi đấu bóng đá nam, bóng đá nữ giữa các bản, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho bà con bước vào năm mới.

Lễ hội Rằm tháng Giêng của người Thái - loại hình sinh hoạt văn hóa riêng biệt không thể lẫn với bất kỳ dân tộc nào là nơi thể hiện văn hóa tín ngưỡng, mang tính cố kết cộng đồng rất cao của đồng bào Thái. Lễ hội đầu tiên trong năm của người Thái được ví như một sự kiện văn hóa chung của cả vùng, góp phần quan trọng gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của người Thái Mường Lò, Nghĩa Lộ. 
Thanh Chi - Mạnh Cường

Các tin khác

Ngày 19/2 (tức Rằm tháng Giêng âm lịch), phường Nam Cường, thành phố Yên Bái đã tưng bừng khai hội đền Mẫu Nam Cường.

Trong 2 ngày 16 và 17/2 (tức 12-13 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), UBND xã Tô Mậu, huyện Lục Yên đã tổ chức Tuần văn hóa lễ hội thu hút hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài xã.

Một góc bình nguyên xanh Khai Trung.

"Đất ngọc” Lục Yên được nhiều người biết đến không bởi chỉ có đá ruby quý hiếm lung linh sắc màu mà nơi đây còn là mảnh đất linh thiêng, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, là vùng đất "Non xanh kỳ thú - hấp dẫn tâm linh - đất ngọc danh truyền”.

Lễ hội đền Kiếp Bạc

Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2019 dự kiến sẽ diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc ( thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) từ ngày 14-27/2 ( tức mùng 10-23 tháng Giêng).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục