Mù Cang Chải: Góp phần quảng bá sản phẩm miền sơn cước

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/12/2019 | 10:38:47 AM

YênBái - Vài năm gần đây, song song với việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo hướng sạch và liên kết chuỗi, huyện Mù Cang Chải đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm, nông sản địa phương thông qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài huyện.

Hoạt động chợ phiên trong Lễ hội Khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải thu hút đông đảo khách du lịch tham quan, mua sắm.
Hoạt động chợ phiên trong Lễ hội Khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải thu hút đông đảo khách du lịch tham quan, mua sắm.

Năm 2019, bên cạnh Lễ hội Khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải diễn ra vào giữa tháng 9, lần đầu tiên huyện Mù Cang Chải tổ chức tết Độc lập với điểm nhấn là chuỗi hoạt động chợ phiên vùng cao kéo dài hơn 1 tháng. 

Với 35 gian hàng và 150 sạp hàng nông sản của nhân dân, các sản phẩm từ dệt thổ cẩm, rèn đúc, nhạc cụ cho đến nông sản địa phương như: quả sơn tra, mật ong, gạo nếp tan, măng ớt, rượu thóc, mớ rau, quả bí... đều được bày bán. 

Một số mặt hàng còn được đóng bao bì và dán tem, mác, nêu rõ nguồn gốc xuất xứ tạo sự tin tưởng cho du khách. Nhiều người dân đã chủ động đem các sản phẩm đặc trưng, bản sắc cung ứng ra thị trường, góp phần hình thành thói quen, kỹ năng trong giao thương kinh tế của nhân dân. Chỉ trong 1 tháng tổ chức hoạt động chợ phiên, nhân dân địa phương thu về khoảng 700 triệu đồng từ việc bày bán các sản phẩm vốn có này. 

 Đây là 1 trong 6 đợt xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm mà huyện Mù Cang Chải đã tổ chức trong năm nay. Qua các sự kiện này, huyện đã bán được 17 tấn nông sản các loại, 16.000 sản phẩm thổ cẩm, rèn đúc, may mặc… tổng giá trị khoảng 850 triệu đồng. 

Dù đây chưa phải con số lớn, song việc tổ chức và tham gia chợ phiên không chỉ thể hiện sự đổi mới trong tư duy của người dân về kinh tế thị trường mà còn là cơ hội để các đơn vị, doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu, kết nối tìm kiếm đối tác, ký kết giao thương, tiêu thụ sản phẩm sau này. 

Ông Sùng A Chua - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện cho biết: "Riêng trong tháng 9/2019, thời gian huyện tổ chức mạnh hoạt động du lịch thì doanh thu bán lẻ trong tháng đạt 40 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với các tháng khác. Sự tăng mạnh đó có được nhờ một phần không nhỏ của hoạt động chợ phiên. Những sự kiện xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm như thế sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, nhất là việc mở rộng, phát triển, tìm kiếm thị trường tiêu thụ”. 

Để hoạt động xúc tiến thương mại đạt kết quả tốt, trước hết, sản phẩm phải đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng. Bởi vậy, trước khi tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm luôn được huyện đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, hàng hóa phải phong phú, đa dạng, việc trang trí, dàn dựng các gian hàng mang đậm bản sắc dân tộc đã thu hút, tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại, chợ phiên, hội chợ, các sản phẩm, nông sản của Mù Cang Chải đã có cơ hội được giới thiệu đến người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh; từ đó, từng bước xác lập nhãn hiệu, thương hiệu, nâng cao giá trị các sản phẩm. 

Ông Nguyễn Văn Toản - Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải ở xã Dế Xu Phình chia sẻ: "Thời gian qua, tỉnh và huyện đã hỗ trợ HTX rất nhiều từ việc xây dựng thành công thương hiệu, hỗ trợ hình thành liên kết chuỗi cho đến giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm, hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương. Hiện nay, sản phẩm mật ong Mù Cang Chải đã có chỗ đứng trên thị trường, thương hiệu Mật ong hoa tự nhiên của huyện được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng”.

Dù vẫn còn nhiều khó khăn để làm tốt công tác xúc tiến thương mại, song huyện Mù Cang Chải luôn xác định để xây dựng thương hiệu, được khách hàng biết đến, tiêu thụ tốt và nâng cao giá trị thì công tác xúc tiến tiêu thụ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm không thể không làm.    
          
Hoài Anh

Tags Mù Cang Chải quảng bá sản phẩm miền sơn cước

Các tin khác
Người dân địa phương thực hiện nghi thức dâng hương miếu Ông, miếu Bà trong Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2023

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai hàng năm là nơi giao lưu, gặp gỡ, bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số và quảng bá thu hút du khách đến với Hà Giang.

Các tiết mục văn nghệ mang đậm sắc màu văn hóa xứ Nghệ tại lễ hội.

Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.

Một tiết mục văn nghệ đặc sắc tại buổi lễ.

Tối 17/4, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Bức tượng cá ngựa phun nước tại Campuchia.

Gần đây, tỉnh Kampot ở Campuchia đã thu hút sự chú ý của cả du khách địa phương và quốc tế với sự thu hút của điểm du lịch mới nhất đó là bức tượng cá ngựa phun nước ấn tượng tại vịnh Kampot.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục