Khám phá khu phố cổ lâu đời bậc nhất thế giới với hơn 6.000 năm tuổi

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/10/2022 | 2:49:27 PM

Gò đất kiên cố cổ xưa được nâng lên qua hàng thiên niên kỷ từ các khu định cư xây dựng chồng lên nhau.

Với các dấu vết định cư cách đây hơn 6.000 năm, thành cổ Erbil được cho là một trong những địa điểm có người ở liên tục lâu nhất trên thế giới.
Với các dấu vết định cư cách đây hơn 6.000 năm, thành cổ Erbil được cho là một trong những địa điểm có người ở liên tục lâu nhất trên thế giới.

Các khu định cư được xây dựng trên đỉnh của các khu định cư cũ có tuổi đời hơn 6.000 năm đã tạo ra một gò đất lớn trên cao ở trung tâm thành phố Erbil, trong vùng Kurdistan của Iraq. Trên đỉnh của khu đất cao, thành Erbil là chứng nhân cho sự trôi qua của thời gian và lịch sử.

Thành Erbil là một gò đất cổ hình bầu dục kiên cố. Nhìn từ trên cao, gò đất mọc lên từ địa hình khá bằng phẳng xung quanh. Dần dà, tòa thành như được nâng cao hơn do các khu định cư xây dựng chồng lên nhau sau hàng thiên niên kỷ.


Năm 2014, Thành cổ Erbil đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. 

Tài liệu ghi chép đầu tiên đề cập đến tòa thành là từ năm 2300 trước Công nguyên, nhưng những dấu vết cổ xưa nhất được cho là đã có từ 5000 năm trước Công nguyên. Mặc dù người Kurd và người Assyria có xu hướng sinh sống trong thành, nhưng cũng có một làn sóng các tộc người từng để lại dấu vết ở nơi đây như người Sumer, người Mông Cổ, người Ottoman và người châu Âu.


Thành Erbil là nơi ghi dấu nhiều vết tích lịch sử. 

Đây là một trung tâm quan trọng trong thời kỳ Neo-Assyrian, đặc biệt là dưới thời trị vì của Vua Ashurbanipal (669–627 TCN). Alexander Đại đế đã đánh bại vua Ba Tư Darius III trên vùng đồng bằng xung quanh Erbil vào năm 331 trước Công nguyên, trong một trận chiến nổi tiếng thời cổ đại. 


Thời phồn thịnh, nơi đây được coi là trung tâm văn hóa và hành chính của Đế chế Ottoman.

Trong thời kỳ Trung cổ, thành phố là nơi sinh sống của các nhà thơ, nhà sử học và học giả quan trọng, và sau đó được coi là trung tâm văn hóa và hành chính của Đế chế Ottoman.


Thành phố cổ với tuổi đời hàng nghìn năm tuổi. 

Diện tích thành Erbil chỉ hơn 10ha và chủ yếu bao gồm một con đường chính ở giữa và một tập hợp dày đặc các con hẻm chằng chịt. Hiện có ba cổng vào và hàng trăm ngôi nhà trên gò đất cổ. Trong số các tòa nhà còn sót lại, tòa nhà lâu đời nhất có từ năm 1893, và tòa nhà tôn giáo duy nhất còn sót lại là Nhà thờ Hồi giáo Mullah Afandi. 


Khung cảnh bên trong một tòa kiến trúc nằm ở thành cổ. 

Một bức tường kiên cố bao quanh một số phân đoạn của chu vi thành, trong khi các phân đoạn khác được đánh dấu bằng mặt tiền tiếp giáp của những ngôi nhà được xây dựng trên rìa của gò đất.


Thành cổ Erbil đã trở thành một điểm đến nổi tiếng cho cả người dân địa phương và khách du lịch từ các vùng khác của Iraq.


Cần thận trọng khi bước vào các tòa nhà vì ngoài một số nơi đã được khôi phục và có vẻ an toàn để khám phá thì vẫn có các công trình khác đang trên bờ vực sụp đổ.

Các cơ quan trong Chính quyền khu vực Kurdistan đang hợp tác với UNESCO để phục hồi thành cổ và tu bổ các tòa nhà khảo cổ bên trong, nhằm biến nơi đây trở thành một di tích văn hóa nhân loại vĩ đại và là nhân chứng lâu đời của các thời đại khác nhau.

(Theo VTCNews)

Các tin khác
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải thu hút khách trong và ngoài nước đến với địa phương.

Trên cơ sở lợi thế, tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa, MÙ Cang Chải đang tích cực nâng cấp hạ tầng, thu hút đầu tư, đồng thời xây dựng thêm các sản phẩm mới để phục vụ mục tiêu phát triển thành huyện du lịch “Bản sắc, an toàn, thân thiện”.

Trong khuôn khổ Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV năm 2022, ngày 15/10, huyện Văn Yên tổ chức Hội thi chế biến các sản phẩm quế với chủ đề "Tinh hoa miền đất Quế".

Tối 14/10, huyện Văn Yên khai mạc Lễ hội Quế lần thứ 4 năm 2022 với chủ đề “Quế Văn Yên - Thương hiệu vươn xa” tại sân vận động trung tâm huyện, mang đến chương trình nghệ thuật đặc sắc, hoành tráng, đậm đà bản sắc đất quế, thể hiện khát vọng và niềm tin của người dân Văn Yên đối với sự phát triển bền vững của thương hiệu Quế Văn Yên.

Trước giờ khai mạc Lễ hội Quế Văn Yên lần thứ 4 năm 2022, tối 14/10, huyện Văn Yên tổ chức hoạt động diễu diễn cùng “Người Dao xuống phố” với sự tham gia của 555 nghệ nhân, diễn viên quần chúng các tộc người Dao và các dân tộc khác. Đây là lần đầu tiên Văn Yên tổ chức hoạt động diễu diễn đường phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục