Lễ hội đình Ba Chãng, xã Phúc An (Yên Bình)

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/1/2023 | 11:25:11 AM

YênBái - Ngày 26/1 (tức mồng 5 Tết Quý Mão), xã Phúc An, huyện Yên Bình đã khai mạc Lễ hội đình Ba Chãng.

Đông đảo người dân tham gia phần hội tại đình Ba Chãng.
Đông đảo người dân tham gia phần hội tại đình Ba Chãng.

Đình Ba Chãng, xã Phúc An được xây dựng vào khoảng năm 1890 -1900, đánh dấu mốc thời gian di cư của người Cao Lan từ huyện Sơn Dương đến lập làng Ba Chãng, làng Khuôn Đát, xã Vô Tha, tổng Ẩm Phúc, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang (nay là ã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Đồng thời gắn với lịch sử xây dựng và phát triển hàng trăm năm của vùng đất Phúc An xưa và nay. 

Đình Ba Chãng thờ cúng Thành Hoàng tức Phúc Thần - người có công đưa dân Cao Lan đến lập làng Ba Chãng; Thổ Công (Thổ Địa, Ông Địa), Thần Nông, Thần núi Cao Sơn đại vương, Thần sông,… Ngoài ra, trong đình còn thờ công chúa Quỳnh Hoa, Quế Hoa, là những thánh Mẫu đã có công khai phá, dựng xây bản làng, phổ biến kinh nghiệm làm nông nghiệp cho bà con trong vùng.

Năm 2016,  đình Ba Chãng được UBND tỉnh Yên Bái cấp bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Hàng năm vào ngày mùng 5 tháng Giêng Âm lịch, nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội tri ân Thành Hoàng và các vị tiền nhân để cầu mong một năm mới mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống an lành. 

Ngoài ra, vào ngày 2/2 Âm  lịch và rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm, đình làng Ba Chãng còn mở lễ hội  gieo trồng ngũ cốc, vạn vật và lễ cúng Thần Nông – tạ mùa.


Lãnh đạo huyện Yên Bình và người dân địa phương dâng hương tại đền 

Lễ hội đình Ba Chãng có hai phần là phần lễ và phần hội. Tại phần lễ, dân làng dâng lên Thành Hoàng làng những sản vật địa phương như: lúa nếp, bánh dày, thịt lợn, xôi, gà …cầu mong mọi điều tốt lành may mắn, sức khỏe bình an. Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian như: ném còn, đẩy gậy, kéo co, bóng chuyền, liên hoan văn nghệ, thi giã bánh dày …

Lễ hội đình Ba Chãng không chỉ là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Cao Lan xã Phúc An mà thông qua đó còn giáo dục đạo lý "uống nước nhớ nguồn", khơi dậy lòng tự hào tôn vinh những giá trị tinh hoa dân tộc của cha ông. Đây cũng là dịp để Phúc An quảng bá với du khách gần xa về tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương.

Minh Huyền

Tags Phúc An Yên Bình Lễ hội Ba Chãng

Các tin khác
Hình ảnh ban tổ chức tập luyện cho Carnaval Hạ Long 2024.

Điểm nhấn của Carnaval Hạ Long diễn ra trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là màn biểu diễn nghệ thuật thực cảnh và Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam.

Du khách trải nghiệm pic-nic tại Đồi thông Eo gió, huyện Trạm Tấu.

Chỉ cách thành phố Yên Bái 100km đường tốt lại sở hữu những điểm đến độc đáo của vùng cao như: suối khoáng nóng Trạm Tấu, rừng rêu Tà Xùa, thác nước Tà Xùa, thác đôi Kháo Chu, thác Háng Đề Chơ, đỉnh núi Tà Chì Nhù, Lau Camping Phình Hồ…, Trạm Tấu đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày năm nay.

Nghi thức tế lễ trong Lễ hội

Ngày 25/4 (tức 17/3 Giáp Thìn), phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội Giỗ Mẫu đền Bà Áo Trắng năm 2024. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tour du lịch lịch sử

Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục