Hàng ngàn du khách đến với Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/6/2023 | 7:41:43 AM

Nằm trong chương trình Lễ hội Nho – Vang Ninh Thuận năm 2023, hàng ngàn du khách đã và đang về với vùng đất nắng gió Ninh Thuận để tham quan du lịch. Cùng với đó là Lễ đón nhận bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp sẽ khai mạc trong tối nay 15/6.

Một góc vườn nho Ba Mọi ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Một góc vườn nho Ba Mọi ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Theo Sở VHTT&DL tỉnh Ninh Thuận, trong kỳ lễ hội này, ước tính công suất phòng tại các cơ sở dịch vụ lưu trú khu vực ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ ở TP Phan Rang – Tháp Chàm; Vĩnh Hy ở huyện Ninh Hải; Cà Ná ở huyện Thuận Nam đạt 95-100%, các cơ sở lưu trú khác cũng đạt từ 80 - 100%. Dự kiện trong dịp Lễ hội Nho – Vang Ninh Thuận năm nay sẽ có 200.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tham dự lễ hội, tăng 66,6% so cùng kỳ năm trước.

Lễ hội Nho – Vang Ninh Thuận năm 2023 diễn ra trong 6 ngày (13/6 đến 19/6) với nhiều hoạt động nổi bật. Ngoài cuộc thi "Giàn nho đẹp năm 2023”, còn có các hoạt động tham quan trải nghiệm vườn nho, làng gốm Bàu Trúc, hành trình khám phá Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, Hội chợ thương mại; chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố; lễ hội ẩm thực, giải đua ô tô – mô tô địa hình trên cát; hội thi nét đẹp văn hoá các dân tộc tỉnh Ninh Thuận…

Bên cạnh đó là Hội thảo "Phát triển giá trị cây nho và sản phẩm từ nho”, hướng đến đa dạng hóa sản phẩm, phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ nho cùng với những giải pháp của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, người trồng nho và chế biến rượu nho, rượu vang tại Ninh Thuận, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm về thương hiệu, chất lượng của nho, rượu vang... góp phần thúc phát triển nhanh và bền vững cây nho các sản phẩm từ nho ở Ninh Thuận. 

Ngoài ra, Hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” với sự góp mặt của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nghệ nhân...thảo luận, tìm giải pháp bảo tồn nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm; nâng cao hoạt động sản xuất; khai thác hiệu quả nghệ thuật làm gốm cho phát triển du lịch của địa phương. 


Sản phẩm gốm của người Chăm ở Ninh Thuận. Ảnh: Nhóm Lễ hội Nho - Vang.

Cùng thời điểm này, tại các địa phương trong tỉnh Ninh Thuận cũng tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện, trong đó có "Lễ hội trái cây” ở huyện Ninh Sơn, quảng bá, tham quan trải nghiệm vườn nho Thái An ở huyện Ninh Hải, quảng bá, giới thiệu làng nghề và sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp ở huyện Ninh Phước…

(Theo CAND)

Các tin khác
Kỳ họp 29 Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ngày 15/6, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Quyết định số 1536/QĐ-BVHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.

Du khách trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm với không gian sen quê Vân Hội, Trấn Yên.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương, những năm qua, huyện Trấn Yên đặc biệt chú trọng thúc đẩy phát triển du lịch xanh từ các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tham quan di tích lịch sử - văn hóa, góp phần tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ra mắt mô hình Hợp tác xã dịch vụ du lịch cộng đồng  xã Lâm Thượng.

Ngày 13/6, UBND xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên tổ chức lễ ra mắt Hợp tác xã dịch vụ du lịch cộng đồng.

Mùa xuân đến, bản Lùng Cúng trắng sắc táo mèo.

Bản Lùng Cúng cách trung tâm xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải hơn 20 km, được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng với hệ sinh thái phong phú như: rừng táo mèo cổ thụ, rừng đào, rừng mận cùng các phong tục tập quán đặc trưng của đồng bào Mông. Tiềm năng phát triển du lịch của Lùng Cúng nếu được “đánh thức” sẽ góp phần giúp người dân phát triển kinh tế bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục