Bánh cáy Thái Bình

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/4/2007 | 12:00:00 AM

Con cáy sống ở dọc bờ biển, nhỏ hơn con cua đồng, chạy rất nhanh vùi sâu vào cát mỗi khi có tiếng động.Đến mùa đẻ trứng hầu như con nào cũng mang đầy gạch. Đó là những bộng trứng chắc, vàng, béo ngậy. Người ta bắt cáy và hấp lên lấy trứng để làm bánh. Trứng cáy là nguyên liệu chính để làm nên bánh cáy. Vào khoảng cuối xuân sang hè, cáy bắt đầu mang trứng.

Những đêm trăng sáng chúng kéo đi từng bầy như ba khía vào "hội". Người ta dùng lưới giăng để bắt. Trứng cáy được lấy ra sấy khô có màu vàng cam, mùi thơm gợi sự béo bùi.

Gạo nếp cái hoa vàng được đem rang lên vừa chín tới thì đổ ra. Thắng nước đường vừa đủ độ kẹo thì cho hỗn hợp gạo rang cùng với ít gừng non xắt mỏng, đậu phộng rồi trộn đều. Sau cùng mới cho trứng cáy vào đảo đều rồi đưa ra đổ vào khuôn, rắc lên phía trên một lớp mỏng mè rang vàng rồi cán, tùy theo kích thước to, nhỏ, dày, mỏng. Sau cùng rắc lên một lớp bột nếp khô để chống dính.

Bánh sau khi nguội được đóng gói, hoặc xếp vào cong sành, đậy kín bằng lá chuối khô để dành ăn dần như “chè lam”. Cũng có nơi thay gạo nếp rang bằng cốm non để tăng thêm độ dẻo và thơm. Ngày Tết hầu như gia đình nào cũng có món bánh cáy đem ra tiếp khách. Cắn một miếng bánh cáy vào buổi trời se lạnh rồi chiêu một ngụm nước chè xanh thì thấy trong người khoan khoái vô cùng.

Nó hội đủ mùi vị: có vị ngọt thanh của đường mía, vị cay nhẹ của gừng tạo sự ấm nóng, vị béo bùi của trứng cáy, mè, đậu phộng (lạc), vị giòn tan hay deo dẻo của gạo nếp rang và cốm non. Uống nước rồi mà cái hơi ấm nồng nàn, ngòn ngọt cứ còn đọng mãi nơi cổ họng ta.

Bánh cáy đã có từ lâu đời. Nhiều nơi ở vùng biển phía Bắc làm bánh cáy, nhưng không ngon bằng bánh cáy Thái Bình. Có lẽ do điều kiện thổ nhưỡng, môi trường nên loài cáy ở Thái Bình cho loại trứng rất chắc và ngon. Gạo nếp cái hoa vàng ở Thái Bình cũng khá nổi tiếng dẻo và thơm. Bánh cáy Thái Bình đã được đem xuất khẩu, và có mặt ở nhiều nhà hàng, siêu thị trong nước.

(Theo NLĐ)

Các tin khác
Nhu cầu du lịch nội địa dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 và mùa hè này.

Ngày 24/4, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam ban hành Văn bản số 780/CDLQGVN-QLLH gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè 2024.

Tạm dừng tổ chức Lễ hội Ẩm thực huyện Văn Yên lần thứ 2 năm 2024 cho đến khi thông báo lại.

UBND huyện Văn Yên vừa có Thông báo số 575/TB-BTC về việc tạm dừng tổ chức Lễ hội Ẩm thực huyện lần thứ 2 năm 2024.

Thu hút khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch định hướng và đề nghị các địa phương triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề "Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu" để đón đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè 2024.

Bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TPHCM, thông tin về Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2

Không gian các đầu bếp công diễn xác lập kỷ lục 150 món ăn kèm với bánh mì được trưng bày trên một mô hình bánh mì khổng lồ là điểm nhấn của Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục