Rượu Tà Vạc - món quà của núi rừng Trường Sơn

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/7/2011 | 2:26:21 PM

Rượu Tà Vạc được xem là đồ uống đặc trưng của đồng bào dân tộc Cơ Tu có màu trắng như rượu nếp của người Kinh, uống có vị nhè nhẹ mát mát thơm thơm như bia còn có tên gọi khác là rượu cây, bia Trường Sơn...

Người dân tộc uống rượu Tà Vạc.
Người dân tộc uống rượu Tà Vạc.

Loại rượu này được lấy trực tiếp từ cây Tà Vạc sống nhiều ở dãy Trường Sơn của miền Trung có thân to, nhiều đốt dày, lá thưa, rễ chùm và sống ở gần khe, hố. Món đặc sản của đất trời này người Cơ Tu thường chỉ dùng đãi khách quý mối khi đến với bản làng hay trong những dịp cúng tế.

Để có món rượu này người dân bản địa phải leo lên tận ngọn chọn những buồng Tà Vạc quả to từ cỡ ngón tay cái trở lên, rồi cứ 3 ngày một lần, dùng cây gỗ nhỏ đập nhẹ xung quanh cuống của buồng trái độ một vài giờ. Sau 4 hoặc 5 lần đập, cắt ngang cuống buồng trái, dùng cọng cây môn nước giã dập và bịt ngay đầu mới cắt, bên ngoài bọc bằng lá rừng và buộc lại. Khi thấy mặt vết cắt nhỏ giọt nhanh, nước trong thì có thể lấy được.

Trung bình một ngày đêm, cây ít nhất cũng cho được 5 lít rượu, cây giống tốt có khi được cả 20 lít và có thể cho rượu trong thời gian 2-3 tháng, với số lượng khoảng 300 lít. Để có rượu lên men và tăng nồng độ, người Cơ Tu phải cho thêm vỏ cây chuồn (một loại cây cho gỗ) phơi khô vào. Tùy theo khẩu vị mà đưa vỏ cây chuồn vào hũ nhiều hay ít. Muốn rượu có nồng độ cao hơn, vị đắng, thì cho vỏ chuồn nhiều và ngược lại. Chính vì vậy, rượu Tà Vạc vừa có màu trắng đục như rượu nếp, nhưng lại có vị ngọt thanh như mật, chan chát nơi đầu lưỡi.

Trèo lên cây để lấy rượu Tà Vạc đã hứng chảy vào bình.
Trèo lên cây để lấy rượu Tà Vạc đã hứng chảy vào bình.

Rượu Tà Vạc khi rót ra có bọt ga như bia, nếu để rượu trong chai đậy kín sau chừng một ngày chai sẽ dễ bị nổ vì ga. Vì vậy, hữu hiệu nhất là đựng rượu trong hũ, can nhựa hay ống nứa.

Rượu Tà Vạc có nồng độ thấp, tựa như rượu vang. Nó xem như vị thuốc quý của đất trời ban cho người dân nơi đây bởi đàn ông Cơ Tu uống rượu Tà Vạc thì mập mạp; thanh niên uống sẽ có sức khỏe để bắt thú bắn chim; đàn bà con gái uống rượu Tà Vạc giúp họ có làn da trắng như trứng gà bóc, tóc đen như mun; người già uống rượu Tà Vạc sẽ trở nên minh mẫn, khỏe mạnh...

Rượu Tà Vạc thường chỉ uống trong ngày và tại chỗ không thể vận chuyển đi xa vì bị sốc sẽ chua và hỏng nên hầu như ở dưới vùng xuôi không thể nào có uống được. Chính vì vậy muốn uống rượu này chỉ về với núi rừng của đại ngàn Trường Sơn và rồi khi uống rượu Tà Vạc chắc không thể nào quên được hương vị đặc trưng núi rừng của nó.

(Theo LĐO)

Các tin khác

Ai về miền Tây không ăn bún nước lèo là một thiệt thòi lớn. Đặc sản bún nước lèo là món ăn của người Khmer. Nhưng trong quá trình cộng cư, bún nước lèo trở thành một món ăn chung của người Kinh, Hoa, Khmer.

Một phần Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.

Tiền thân là khu Dự trữ sinh quyển Cát Tiên, nơi có 11 dân tộc anh em sinh sống. Đây sẽ là hình mẫu về bảo tồn đa mục đích.

YBĐT - Sau một chặng đường dài qua Thanh Sơn, Thu Cúc rồi Ba Khe, đoàn du lịch chúng tôi cũng đã đến Mường Lò là cánh đồng rộng thứ hai khu vực Tây Bắc và là một vùng đất tươi đẹp giàu bản sắc văn hoá dân tộc.

Chương trình văn nghệ khai mạc lễ hội Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới 2011.

Kỷ niệm 2 năm Lăng Cô được công nhận là một trong những Vịnh biển đẹp nhất thế giới, tối 9-7, tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức trọng thể khai mạc Lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục