Khám phá khu bảo tồn

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/9/2012 | 9:07:14 AM

YBĐT - Xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có 14.532ha rừng trong KBT và hơn 9.000ha vùng đệm. Đây được xem là tài sản vô giá của đồng bào Mông địa phương.

Rừng nguyên sinh Mù Cang Chải.
Rừng nguyên sinh Mù Cang Chải.

Thành lập tháng 10 năm 2006, Khu Bảo tồn (KBT) loài và sinh cảnh Mù Cang Chải nằm trên địa bàn 5 xã: Chế Tạo, Nậm Khắt, Púng Luông, Lao Chải, Dế Xu Phình. Thảm thực vật trong KBT chủ yếu là các loại cây lá rộng thường xanh, một vài nơi có những loài cây lá kim như pơ mu, thông tre, đặc biệt có những thung lũng nhỏ xuất hiện kiểu rừng hỗn giao. Diện tích rừng tự nhiên ít bị tác động lên tới 44% tập trung ở núi cao, xa dân cư.

Kết quả ba đợt điều tra của Tổ chức Bảo tồn Động thực vật quốc tế (FFI) từ năm 2000 đến năm 2002 bước đầu thống kê có 788 loài thực vật bậc cao, có mạch thuộc 480 chi, 147 họ và 5 ngành, trong đó 33 loài thuộc loại quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới, 267 loài thuộc 95 họ có thể dùng làm thuốc và 77 loài làm cây cảnh, trong đó có hai họ chính là đỗ quyên và lan. Động vật của KBT lại càng phong phú hơn và có tính đặc hữu cao.

Khảo sát qua nhiều năm của FFI đã kết luận, KBT này có 241 loài, 74 họ, 24 bộ động vật xương sống, trong đó có 54 loài thú, 132 loài chim, 26 loài bò sát, 26 loài lưỡng thể. Về các loài thú quý hiếm, có 42 loài trong Sách đỏ Việt Nam, 28 loài ở mức độ bị đe dọa toàn cầu, đặc biệt có 4 loài gồm niệc cổ hung, gà lôi tía, vượn đen, voọc xám đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Hiện tại, ở Việt Nam, loài vượn đen chỉ có 120 cá thể thì tại đây đã có 100 cá thể.

Xã Chế Tạo có 14.532ha rừng trong KBT và hơn 9.000ha vùng đệm. Đây được xem là tài sản vô giá của đồng bào Mông địa phương. Từ khi có KBT, bà con được cán bộ kiểm lâm hướng dẫn cách phòng cháy chữa cháy rừng, được cán bộ dự án hướng dẫn trồng cỏ làm thức ăn cho trâu, ngựa trong mùa đông và nhất là được nhận khoán bảo vệ rừng nên đã có khoản thu nhập đáng kể. Câu nói “sống nhờ rừng” không có nghĩa là lên rừng chặt gỗ, săn thú như trước. Vùng lõi của KBT có các đỉnh Tà Sùa cao 2.443m, Phu Ba 2.200m, Phu Tiên Van 2.298m, Tà Lĩnh 2.150m. Đứng trên các đỉnh núi sẽ được ngắm tương đối bao quát KBT với địa hình hạ dần xuống dòng Nậm Chảy và là khu rừng phòng hộ của con sông Đà.

Tuyến đường từ trung tâm huyện Mù Cang Chải qua Kim Nọi, Háng Gàng vào trung tâm KBT đang được đẩy nhanh thi công. Đến Mù Cang Chải, du khách sẽ được khám phá thiên nhiên vùng cao với ruộng bậc thang, với những bản người Mông, với KBT loài và sinh cảnh hoang sơ, hùng vĩ...

 Lê Phiên

Các tin khác
Khách quốc tế đến với Yên Bái dịp nghỉ lễ tăng gấp 5 lần cùng kỳ năm 2023.

Trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 27/4 đến hết ngày 1/5), tỉnh Yên Bái đã đón 209.900 lượt du khách, tăng 72,6% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó khách quốc tế tăng gấp 5 lần cùng kỳ; doanh thu tăng 88,5%.

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 01/5, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8,0 triệu lượt khách

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 đến 1/5), ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023.

850 học sinh đã tham gia Hội thi múa khèn, múa khăn huyện Mù Cang Chải lần II, năm 2024.

Trong hai ngày 30/4- 1/5, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức Hội thi múa khèn, múa khăn lần thứ II, năm 2024. Hoạt động đã thu hút nhiều trường học tham gia, để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách khi đến với Mù Cang Chải trong những ngày nghỉ lễ.

Lãnh đạo thị xã Nghĩa Lộ trao giải Nhất cho Đội xã Phù Nham

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Hội thi "Lung linh vòng xòe" thị xã Nghĩa Lộ lần thứ hai, năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Hơn 1.400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng thuộc đội thi của 14 xã, phường đã đem đến những vòng xòe trình diễn đầy nghệ thuật, sáng tạo, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả, nhân dân và du khách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục