Cồn Mỹ Phước: Điểm du lịch đầy triển vọng của Sóc Trăng
- Cập nhật: Thứ năm, 16/5/2013 | 9:27:08 AM
Cồn Mỹ Phước thuộc ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách có vị trí thuận lợi trên sông Hậu, là nơi gần điểm giao nhau của hai quốc lộ: Quốc lộ Nam Sông Hậu và Quốc lộ 60. Từ lộ Nam Sông Hậu đến chợ xã Nhơn Mỹ đi qua phà hay tàu, đò là đến Cồn.
|
Cồn có diện tích tự nhiên khoảng 1.020ha, trong đó có gần 300ha chuyên về trồng cây ăn trái, khí hậu mát mẻ, môi trường xanh, sạch, đẹp. Cồn có trên 400 hộ dân với hơn 2000 nhân khẩu.
Cồn Mỹ Phước là một trong những địa điểm thu hút khá đông du khách trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt hơn khi nơi đây đang triển khai dự án xây dựng khu du lịch với tên gọi “Khu du lịch văn hóa lễ hội truyền thống cồn Mỹ Phước”. Việc đầu tư, xây dựng khu du lịch này sẽ đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của khách du lịch.
Theo quy hoạch, Khu du lịch văn hóa lễ hội truyền thống cồn Mỹ Phước có diện tích là 110 ha, bao gồm các hạng mục: xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình văn hóa (mở rộng mặt đường, xây dựng cầu tàu, quảng trường), sân khấu ngoài trời, cơ sở lưu trú, cáp treo qua sông, ngoài ra còn có các môn thể thao dưới nước (du thuyền, lướt ván).... Vào tháng 6/2012, các hạng mục như: khu nhà mát, nhà họp, nhà làm việc; cổng rào; sân đường, bồn hoa; quảng trường trung tâm; hệ thống chiếu sáng; cầu tàu du lịch từ lộ Nam sông hậu; mở rộng các đoạn đường chính, mặt lộ từ 2m lên 4m…với tổng diện tích trên 8.671m2 do Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kế Sách làm chủ đầu tư, đã được hoàn thành và đưa vào phục vụ đúng dịp lễ hội sông nước miệt vườn dịp Tết đoan Ngọ - mùng 5 tháng 5 âm lịch. Tổng kinh phí xây dựng 13 tỷ 800 triệu đồng từ nguồn vốn tỉnh hỗ trợ có mục tiêu.
Đồng thời, để tạo môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp vừa mang nguồn lợi kinh tế phù hợp với tiềm năng đất đai xứ Cồn, huyện đã quy hoạch vùng trái cây quanh năm để phục vụ du khách và từng bước hình thành các sản phẩm: “Du lịch sông nước miệt vườn”, “du lịch nghỉ dưỡng”, “du lịch lễ hội”...
Khu du lịch văn hóa lễ hội truyền thống cồn Mỹ Phước với tiêu điểm chính là “Văn hóa lễ hội truyền thống”, trong đó phải kể đến Lễ hội Sông nước Miệt vườn được tổ chức vào hai ngày mùng 04 và mùng 05 tháng 05 (âm lịch) hàng năm. Du khách ngoài việc tìm hiểu nghi thức cúng mùng 05 tháng 05 (Tết Đoan Ngọ) của người dân xứ Cồn, còn thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên thoáng mát, thưởng thức các loại cây trái đặc sản. Trong những năm gần đây, Lễ hội được tổ chức khá quy mô với các hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm tính dân gian như hội thi ẩm thực sông nước miệt vườn, hội thi trái cây, đờn ca tài tử... các môn thể thao sôi nổi như: đua vỏ lãi, bơi thuyền rồng, nhảy bao, đập nồi...,
Theo quy hoạch dài hạn, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Kế Sách. Việc đầu tư xây dựng Khu du lịch văn hóa lễ hội truyền thống cồn Mỹ Phước cũng như bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa của huyện, đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch sông nước miệt vườn, qua đó làm sống lại những giá trị văn hóa, nghệ thuật, sẽ góp phần làm phong phú thêm những mô hình du lịch sông nước miệt vườn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Với vị trí phong cảnh thu hút của vùng sông nước và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, UBND tỉnh Sóc Trăng đã công nhận cồn Mỹ Phước là di tích thắng cảnh của tỉnh bằng quyết định số 14/QĐHC-CTUBND ký ngày 01/02/2008.
(Theo Tin tức Du Lịch)
Các tin khác
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Ủy ban Du lịch Nepal, Hiệp hội Lữ hành Nepal phối hợp với Công ty du lịch Đông Dương (Indochina Travel Services) tổ chức Hội thảo xúc tiến du lịch Nepal.
Khi du khách đến Đà Nẵng du lịch mà gặp trở ngại từ chuyện ăn uống, chỗ ở, bị "chặt chém"… sẽ được hỗ trợ và bảo vệ tối đa.
Tới London cho các món nội tạng, New York để nếm những món chế biến từ thịt lợn, hay món bánh bao ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Tạp chí Business Insider vừa chọn nền văn hóa địa phương tại Việt Nam vào tốp 10 tour tham quan có nền văn hóa địa phương độc đáo.