11 lầm tưởng về ti mẹ

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/11/2007 | 12:00:00 AM

Nhiều cô gái có bộ ngực "trứng ốp la" lo lắng sẽ ít sữa. Thực ra, kích thước của ngực chẳng ảnh hưởng gì đến lượng sữa sản xuất ra. Ngực to hay nhỏ là do mô mỡ quyết định còn sữa thì không được sản xuất bởi các mô này mà bởi các tuyến sữa.

Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những suy nghĩ cổ hủ dưới đây để yên tâm nuôi con bằng tất cả nguồn yêu thương mình có:

Nếu mẹ uống rượu, không nên cho con bú

Trong thời gian cho con bú, bạn có thể uống nhiều hơn lúc đang mang thai một chút bởi vì rượu có thể đi vào sữa mẹ nhưng với một lượng nhỏ hơn là đi qua nhau thai tới bé ở trong bụng.

Khi bạn đang uống, rượu sẽ ngấm vào sữa nhưng khi bạn ngừng uống thì dần dần sữa cũng bớt đi chất men để trở về trạng thái bình thường. Do đó, nếu có uống chút rượu thì bạn hãy đợi cho sữa được chuyển hoá không còn chất cồn rồi mới cho bé bú. Lưu ý là nếu bé ti quá nhiều rượu trong sữa mẹ thì lượng đường trong máu có thể giảm và bé có thể bị mất nước. 

Ti mẹ không thể đủ sữa cho các bé sinh đôi hoặc ba

Sự kỳ diệu của việc cho con bú là bạn có thể sản xuất ra đủ sữa để nuôi bao nhiêu bé mà bạn có, dù là sinh đôi, sinh ba hoặc thậm chí là một bé sơ sinh và một anh hay chị của bé đã trên một tuổi. Cũng nên nhớ rằng trẻ sinh đôi thường non nên chúng càng cần các dưỡng chất cũng như kháng thể có trong sữa mẹ.

Cho con bú khiến mẹ đau

Nhiều bà mẹ thấy đau nhói khi mới cho con bú. Lý do chủ yếu là bởi bé chỉ ngậm vào đầu ti mà không ngậm cả quầng vú. Chỉ cần bạn lưu ý để miệng bé mở to rồi mới đưa ti vào cho bé ngậm hết cả quầng vú thì sự đau đớn này sẽ chấm dứt. Bạn cũng có thể bị đau do tắc tia sữa hoặc nứt đầu vú nhưng tất cả chỉ là tạm thời và bác sĩ có thể nhanh chóng giải quyết để bạn có thể cho bé bú bình thường.

Không thể cho bé bú nếu đầu ti thụt vào trong

Đầu ti chỉ là vật chỉ dẫn cho bé. Bạn có thể massage quanh quầng vú để sữa về và mặc dù đầu ti không trồi lên bé vẫn có thể bú được. Tất nhiên, bạn vẫn nên massage đầu ti thường xuyên trước mỗi lần cho bé bú để nó dần dần nhô lên.

Không cho bé bú thường xuyên có thể sẽ mất sữa

Thỉnh thoảng, vì lý do nào đó mà bạn không thể cho bé bú đều thì cũng không ảnh hưởng lắm đến nguồn sữa. Song việc sản xuất sữa mẹ là theo cơ chế cung - cầu: càng cho bé bú nhiều thì mẹ càng nhiều sữa. Chẳng hạn nếu bạn chỉ cho con bú bốn lần mỗi ngày thì cơ thể bạn sẽ hiểu rằng đó là toàn bộ nhu cầu của con bạn và nó sẽ tự điều chỉnh nguồn cung cấp để phù hợp với bốn cỡ bú. Tuy nhiên, nguồn cung cấp sữa sẽ gia tăng trở lại nếu bạn cho bé bú nhiều hơn.

Nếu bé chỉ thích bú một bên thì ti bên kia cũng sẽ tiết ít sữa hơn. Nhưng bù lại bên được bú nhiều sẽ sản xuất nhiều sữa hơn.

Mẹ đang uống thuốc không nên cho con bú

Nhiều loại thuốc, kể cả kháng sinh trị bệnh viêm vú và thuốc chống suy nhược đã được chứng minh là an toàn cho sữa mẹ. Khi đến bác sĩ để chữa bất cứ bệnh gì, hãy cho họ biết bạn đang cho con bú và họ sẽ kê đúng thuốc cho bạn. Nói chung, việc cho con bú là cần thiết nhất và bạn nên cho con ti liên tục ngay cả khi uống thuốc.

Không thể cho con bú khi mẹ làm phẫu thuật độn ngực

Vấn đề chỉ nghiêm trọng nếu túi độn ngực bị rò rỉ, còn nếu không bạn vẫn có thể cho bé bú bình thường.

Tuyến sữa trong ngực sẽ phình lên khi bạn cho con bú, điều này có thể ảnh hưởng đến vị trí của túi độn trong bầu vú. Tuy nhiên, sự thay đổi kích thước, hình dáng bầu ngực xảy ra ngay từ khi bạn có mang chứ không phải vì cho bé bú.

Không thể thụ thai trong thời gian cho con bú

Hoóc môn kích thích sản xuất sữa cũng sẽ ngăn cản việc rụng trứng, giúp bạn giãn khoảng cách sinh nở. Tuy nhiên, ngay khi bé của bạn ngủ lâu hơn và ăn ít hơn về đêm hoặc bạn bắt đầu tập cai sữa cho bé thì khả năng ngăn cản việc rụng trứng của hoóc môn này cũng giảm dần và các hoóc môn sinh sản bắt đầu vượt rào.

Đừng đợi đến khi thấy kinh trở lại mới nghĩ đến việc tránh thai: trứng của bạn sẽ rụng trước kỳ kinh hai tuần, vì vậy bạn có thể thụ thai trước khi có kinh.

Nếu cho con bú bình, bé sẽ bỏ ti mẹ

Rất nhiều bé vẫn vui vẻ với việc vừa ti mẹ vừa bú bình. Hãy đợi đến khi việc bú mẹ được thiết lập ổn thoả và bé đã biết cách ngậm bầu vú thuần thục (khoảng 3-4 tuần) mới nên cho bé bú bình. Nhưng nếu bạn để quá sáu tuần, bé có thể sẽ chỉ quen bú mẹ mà không chịu bú bình.

Nên tránh thức ăn nhiều gia vị khi con bú

Hầu hết các bé đều không bị ảnh hưởng bởi những gì mẹ ăn. Và một trong những lợi ích của việc cho con bú là sữa mẹ có nhiều hương vị khác nhau (phụ thuộc vào những gì mẹ ăn) nên sẽ giúp bé có cơ hội làm quen với nhiều mùi vị thức ăn sau này. Người ta còn cho rằng một số hương vị đã đi qua nước ối vào với bé khi bạn mang thai, do đó, bé của bạn thậm chí đã quen với gia vị thức ăn ngay từ khi trong bụng mẹ.

Không cho con bú không phải là người mẹ tốt

Có hai điều mà một em bé mới sinh cần hơn bất cứ thứ gì khác: nhiều sữa và nhiều tình yêu. Nhưng nếu bạn thực sự không có sữa cho bé bú thì hãy dành nhiều âu yếm, yêu thương cho bé khi con bú bình.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước vào tháng 5/2024

Giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất trong tháng 5 về giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước - là một trong những nội dung vừa được Thủ tướng phê duyệt tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ký ngày 21/4/2024.

Sơn dặm ô tô cần lưu ý chọn đúng màu sơn theo đúng màu cũ của xe. (Ảnh minh hoạ)

Sơn dặm, sơn lại ô tô là quá trình phục hồi và đưa xe trở về với màu sơn ban đầu, mới hơn khi lớp sơn cũ đã xuống cấp hoặc đổi hẳn sang một màu sơn mới.

Cục Đăng kiểm Việt Nam nghiêm cấm trung tâm đăng kiểm từ chối tiếp nhận kiểm định phương tiện đã đặt lịch thành công qua hệ thống trực tuyến.

Xe điện đang rất được ưa chuộng ở Anh. Ảnh minh họa

Rất nhiều khách hàng chưa biết cách sạc pin xe điện hiệu quả, khiến họ phải mất rất nhiều tiền sau thời gian ngắn sử dụng xe.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục