Xã hội hóa bến xe ô tô khách

  • Cập nhật: Thứ bảy, 28/6/2014 | 6:57:47 AM

Xã hội hóa bến xe khách là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian tới.

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

 Ngày 27/6 tại Đà Nẵng, Bộ GTVT đã tổ chức Hội nghị phát triển công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu quả quản lý đối với bến xe ô tô khách.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, gần 300 đại biểu đại diện UBND, Sở GTVT các tỉnh, thành; lãnh đạo quản lý các bến xe ô tô khách trong cả nước đến dự.

Quy hoạch “lỗi”

Hiện cả nước có 322/457 bến xe ô tô khách loại 4 trở lên, đảm bảo phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh theo qui định của Bộ GTVT. Như vậy, bình quân mỗi địa phương có 7 bến xe, phục vụ cho khoảng 2.500 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh.

Các bến xe này có diện tích và trang thiết bị tuy đảm bảo quy chuẩn nhưng mới chỉ dừng ở mức độ phục vụ được nhu cầu tối thiểu của hành khách. Nhiều bến xe chưa quan tâm xây dựng và tổ chức các dịch vụ phụ trợ cho hành khách như giải trí, giao thông tiếp cận, lưu trú qua đêm …

Ngoài các TP lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Hải Phòng … thì tỷ lệ các bến xe được xây dựng quy mô, hiện đại còn thấp; hành khách ít được tiếp cận với thông tin về thời gian biểu xuất-nhập bến, giá vé, chất lượng dịch vụ …

Quy hoạch bến xe tại các địa phương chưa sát với yêu cầu và sự phát triển thực tế. Cụ thể, theo qui hoạch, đến năm 2010, Bình Định phải có 10 bến xe. Nhưng thực tế, đến nay (2014), địa phương này đang có 6 bến xe, mà đều chưa phục vụ hết công suất. Tại Thái Bình, theo qui hoạch đến năm 2020 sẽ có 20 bến xe. Nhưng đến nay, 14 bến xe đang hoạt động tại tỉnh, ngoài bến xe trung tâm TP, còn lại đều có lượng xe xuất bến thấp, hoạt động kém hiệu quả.

Trong khi đó, tại hai TP lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội, các bến xe quá tải, công tác quản lý kém gây ảnh hưởng lớn đến tổ chức giao thông công cộng của đô thị.

Bên cạnh đó, tại một số địa phương khác, quy hoạch bến không kết nối được với các phương thức vận tải công cộng khác; vị trí nhiều bến xe cận nhau; qui hoạch không ổn định …

Xã hội hóa nâng cao chất lượng phục vụ

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, hiện nay, toàn quốc có 46,6% các bến xe đã được xã hội hóa (213/457 bến xe). Các bến xe xã hội hóa theo qui luật tất yếu của thị trường, được đầu tư hiện đại, điều hành linh hoạt, đáp ứng yêu cầu phục vụ hành khách, hoạt động hiệu quả hơn, góp phần điều tiết hoạt động vận tải hành khách của các tỉnh, thành trong địa bàn.

Tuy nhiên, việc xã hội hóa các bến xe chỉ mới thành công ở các bến xe trung tâm tại các đô thị lớn do cơ chế ưu đãi riêng của từng địa phương. Hiện Nhà nước vẫn chưa ban hành cơ chế chính sách chung để khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư trong việc đầu tư, xây dựng bến xe ô tô khách.

Theo ông Hùng, xã hội hóa bến xe khách là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian tới. Tuy nhiên, tỷ lệ xã hội hóa bến xe chỉ đạt chưa tới 1/2 tổng số bến xe, do các nhà đầu tư chưa mặn mà với loại hình này.

Nguyên nhân do công tác quy hoạch phát triển các bến xe tại nhiều địa phương chưa phù hợp, không ổn định. Một số quy hoạch như phát triển vận tài hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, nội tỉnh, phát triển xe buýt... chưa được thực hiện đồng bộ cùng với quy hoạch bến xe. Thực tế này gây khó khăn tới việc đầu tư, xây dựng bến xe.

Bộ trưởng Đinh La Thăng hoan nghênh và đánh giá các đơn vị mạnh dạn trong việc đầu tư xã hội hóa bến xe. Đồng thời sẽ tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của các đại biểu về những vấn đề xã hội hóa bến xe. Bộ sẵn sàng đối thoại với các doanh nghiệp để tháo gỡ những vấn đề vướng mắc nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân được tốt hơn.

Trong thời gian tới, Bộ GTVT cũng sẽ nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của bến xe ô tô khách, tạo thuận lợi cho việc khai thác các bến xe, nâng cao hiệu quả đầu tư theo mô hình xã hội hóa. Đồng thời, hội nghị cũng đưa ra các giải pháp về xây dựng và ban hành mô hình bến xe mẫu để phát triển nhân rộng; ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý bến xe; tổ chức bến xe hoạt động theo mô hình Ban quản lý bến xe; …

(Theo Chinhphu)

Các tin khác
Thành phố Yên Bái tổ chức diễu hành tuyên truyền chấp hành bảo đảm hành lang ATGT trên một số tuyến đường chính.

Từ ngày 15/5 đến hết ngày 30/6/2024, các lực lượng chức năng sẽ tập trung xử lý các vi phạm hành lang an toàn giao thông (ATGT) tại các tuyến giao thông chính trên địa bàn thành phố Yên Bái, trọng tâm là các đường Đinh Tiên Hoàng, Điện Biên, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Tất Thành, Âu Cơ, Thành Công, Ngô Minh Loan... và chọn tuyến đường Ngô Minh Loan trên địa bàn phường Hợp Minh làm điểm.

Phường Yên Thịnh ra quân xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông

Để đảm bảo công tác trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn, phường Yên Thịnh (thành phố Yên Bái) sẽ tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm hành lang ATGT.

Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông, Công an thành phố Yên Bái xử lý người điều khiển xe cơ giới vi phạm nồng độ cồn.

Sau hơn 4 năm Nghị định 100 cảu Chính phủ ra đời và có hiệu lực thi hành, vẫn có các cuộc tranh luận khá gay gắt, đặc biệt là những vấn đề như: nên hay không nên có một ngưỡng nồng độ cồn nào đó trong khí thở mới bị xử phạt hay có nên tiếp tục tăng mức xử phạt đối với người lái xe có sử dụng rượu, bia hay không?

Một số hình ảnh hiện trường vụ TNGT liên hoàn ở Bình Phước khiến 4 người thương vong

Quá trình khám nghiệm hiện trường, bước đầu xác định nguyên nhân vụ tai nạn giao thông (TNGT) liên hoàn do xe đầu kéo không giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục