Nỗi lo đò ngang

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/4/2015 | 2:20:55 PM

YênBái - YBĐT - Tuy tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua khá tốt, nhiều năm liền không xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) nhưng thực tế, công tác duy trì an toàn tại các bến đò ngang vẫn còn nhiều bất cập, ý thức chấp hành của người dân vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Chính vì vậy, bảo đảm ATGT tại các bến đò ngang khi mùa mưa lũ đã cận kề phải được triển khai quyết liệt, đồng bộ với sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

Lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy tuần tra trên sông Hồng.
Lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy tuần tra trên sông Hồng.

Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT để nâng cao ý thức trách nhiệm và tự giác chấp hành pháp luật của mọi người khi tham gia giao thông đường thủy nội địa. Ban ATGT các địa phương có hoạt động thủy nội địa đã tăng cường công tác quản lý đối với các bến đò chở khách, các thuyền, đò của cá nhân trên địa bàn.

Ngoài ra, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) đã phối hợp với các địa phương có đường thủy tiến hành kiểm tra hoạt động của các bến đò ngang, phương tiện và người điều khiển phương tiện về thủ tục giấy tờ, trang thiết bị, an toàn kỹ thuật và việc chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT đường thủy nội địa, qua đó, phát hiện, xử lý 17 trường hợp vi phạm, phạt tiền 3,45 triệu đồng. Tình hình ATGT đường thủy nội địa bảo đảm, trên các tuyến đường thủy nội địa không xảy ra vụ TNGT nào.
Tuy nhiên, hiện nay, bước vào mùa mưa lũ, mực nước bắt đầu dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn, hình thành rất nhiều xoáy nước, gây nguy hiểm cho các phương tiện tàu, thuyền, nhất là với những phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, chở quá tải, người điều khiển không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn… Trong khi đó, cơ sở hạ tầng giao thông đường thuỷ vẫn còn thô sơ, ý thức chấp hành pháp luật của nhiều chủ phương tiện và người dân vẫn còn chủ quan, không thực hiện các biện pháp bảo đảm ATGT.

Đặc biệt, tình trạng người dân khi đi đò, thuyền không mặc áo phao khá phổ biến. Đơn cử như tại bến đò ngang Y Can - Cổ Phúc (thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên), tuy trên thuyền có đầy đủ áo phao cũng như phao cầm tay cho mọi người nhưng thực tế, các dụng cụ này thường chỉ dùng để đối phó với lực lượng chức năng. Điều đáng nói, đây là bến đò có lượng người qua sông nhiều nhất trên địa bàn tỉnh, với khoảng 400 lượt người/ngày. Tại đây đã thành lập đội tự quản ATGT đường thủy; họ vừa là chủ đò vừa tham gia bảo đảm an toàn tại bến đò. Tuy nhiên, tình trạng người dân không mặc áo phao vẫn thường xuyên.

Nghị định số 93 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa quy định chế tài xử phạt đối với người điều khiển và người đi đò không mặc áo phao hoặc không mang dụng cụ nổi với số tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.
Khi trao đổi về thực trạng trên, nhiều người cho rằng, thời gian qua, các lực lượng chức năng, địa phương hầu như mới tập trung kiểm tra và xử phạt đối với các vi phạm quy định về trang bị thiết bị, dụng cụ an toàn của phương tiện chứ chưa thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải khách ngang sông.

Chính điều này đã khiến chủ đò, lái đò và người dân không thực hiện các quy định về bảo đảm ATGT. Do vậy, để bảo đảm ATGT tại các bến đò ngang, nhất là trong mùa mưa bão, lực lượng công an, đặc biệt là lực lượng cảnh sát đường thủy cần tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn người điều khiển phương tiện thực hiện các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy; thực hiện các chuyên đề về bảo đảm TTATGT đường thủy, an toàn đò ngang và duy trì hiệu quả của các tổ tự quản trên các tuyến sông, hồ; phối hợp với trạm quản lý đường sông, các phòng, ban chức năng, kiểm tra, nhắc nhở thực hiện nghiêm chỉnh luật giao thông đường thủy nội địa; ký cam kết với các chủ đò, lái đò về bảo đảm các biện pháp an toàn như: trang bị áo phao, không chở quá số người quy định đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT đường thủy như: chở quá tải, không trang bị dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, không đăng ký, đăng kiểm.

Trong những ngày có lũ lụt hoặc thời tiết xấu, chính quyền địa phương các cấp cần cử cán bộ có trách nhiệm khẩn trương kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của các bến đò, đề phòng và ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra. Các ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về TTATGT đối với hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường thủy; phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân không tự giác tuân thủ các quy định về bảo đảm TTATGT thủy nội địa; kiên quyết đình chỉ hoạt động của các bến đò ngang không đủ điều kiện hoạt động.

 Hùng Cường

Các tin khác
Hiện trường vụ tai nạn sáng 28/3.

Va chạm với xe tải chạy cùng chiều trên quốc lộ 1, ôtô bán tải chở 5 người xoay nửa vòng tròn rồi lật nghiêng giữa đường, sáng 28/3.

Lực lượng CSGT tăng cường kiểm soát vi phạm nồng độ cồn, tạo chuyển biến ý thức của người tham gia giao thông.

Giờ đây các tài xế trên địa bàn tỉnh Yên Bái dường như đã quá quen thuộc với việc lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh dừng xe, yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Cảnh sát giao thông tỉnh Yên Bái tiến hành lập biên bản, xử lý sự việc.

Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 1, Phòng CSGT, Công an tỉnh Yên Bái vừa xử lý trường hợp học sinh điều khiển xe mô tô lạng lách trên quốc lộ 70.

Vụ tai nạn giao thông trên đèo Tằng Quái khiến lái xe kẹt cứng trong cabin. Ảnh: Người dân cung cấp

Một vụ tai nạn giao thông lật xe tải xảy ra trên đèo Tằng Quái thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên khiến tài xế bị kẹt cứng trong cabin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục