Cần sự vào cuộc đồng bộ trong đảm bảo an toàn giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/4/2016 | 10:02:23 AM

YBĐT - Qua đánh giá của Ban An toàn giao thông tỉnh, số vụ tai nạn giao thông (TNGT), số người chết do TNGT ở khu vực nông thôn chiếm 25% trong tổng số các vụ tai nạn và người chết trên địa bàn tỉnh.

Những hình ảnh vi phạm thường thấy trên đường làng.
Những hình ảnh vi phạm thường thấy trên đường làng.

Những năm qua, hệ thống các tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh không ngừng mở rộng, cứng hóa và hoàn thiện, nhờ đó, việc giao thương, đi lại của nhân dân thuận tiện, dễ dàng. Tuy nhiên, cũng từ đây, nguy cơ về các vụ tai nạn giao thông (TNGT) trên đường làng luôn hiện hữu.

Với sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban, ngành, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đã có nhiều chuyển biến, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông nâng lên. Tuy nhiên, ghi nhận trên các tuyến đường làng từ vùng thấp đến cao, nhiều người dân vẫn vô tư vi phạm pháp luật về ATGT, đó là: điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm; phóng nhanh, vượt ẩu; sử dụng rượu, bia…

Có mặt tại tuyến đường Mậu A - An Thịnh (Văn Yên) vào khoảng 21 giờ, chúng tôi bắt gặp khá nhiều người điều khiển phương tiện giao thông không đội mũ bảo hiểm, lai ba, chạy nhanh, lạng lách trên đường. Qua quan sát, những đối tượng này đa phần là thanh niên.

Theo ông Vũ Tiến Công - Chuyên viên Văn phòng Ban ATGT tỉnh, những hành vi vi phạm này diễn ra khá phổ biến tại các tuyến đường GTNT, nhất là khi vắng bóng lực lượng chức năng. Cũng từ đây, nhiều vụ TNGT thương tâm đã xảy ra, nhiều trường hợp tai nạn xảy ra giữa người trong cùng gia đình, họ hàng.

Qua đánh giá của Ban ATGT tỉnh, số vụ TNGT, số người chết do TNGT ở khu vực nông thôn chiếm 25% trong tổng số các vụ tai nạn và người chết trên địa bàn tỉnh.

Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do ý thức của người dân trong chấp hành pháp luật giao thông còn yếu và chủ quan. Thêm vào đó, người điều khiển phương tiện không có bằng lái, kỹ năng điều khiển phương tiện không cao, xử lý tình huống kém. Trong khi đó, nhận thức trách nhiệm của một số lãnh đạo, chính quyền địa phương còn chưa đầy đủ, chưa huy động được các lực lượng đảm bảo TTATGT.

TNGT tại các vùng nông thôn đang diễn biến ngày càng phức tạp, nguyên nhân của thực trạng này cũng đã được “mổ xẻ”, phân tích, điều quan trọng bây giờ là đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các ban, ngành chức năng, nhất là các cấp, chính quyền địa phương. Theo đó, trước tiên, công tác tuyên truyền, nhắc nhở, vận động người dân chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT cần được triển khai thực hiện trực tiếp, thường xuyên thông qua các buổi họp thôn, bản, sinh hoạt chi bộ, đoàn thể…

Cùng với đó, các địa phương tăng cường tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh ở các thôn, xóm và các biện pháp tuyên truyền trực quan như phát tờ rơi, panô, áp phích ở các khu vực đông người qua lại. Ngoài ra, chính quyền các địa phương cần phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể trong việc vận động đoàn viên, thanh niên tuân thủ quy định ATGT.

Bên cạnh đó, về lâu dài, các cấp, chính quyền địa phương cần tận dụng các chương trình, nguồn lực đầu tư để cải tạo, nâng cấp các tuyến đường GTNT; đồng thời, làm gờ giảm tốc, lắp đặt biển báo tại các khúc cua, đường giao…

Trung tá Vũ Thanh Tùng - Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) cho biết: “Ngoài việc triển khai tuyên truyền tập trung tại các địa bàn trọng điểm, Phòng cũng phối hợp với công an các huyện, thị tiến hành kiểm tra về nồng độ cồn, tốc độ… Bên cạnh đó, Phòng cũng tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm các loại xe công nông, xe tự chế, xe hết niên hạn sử dụng”.

Song song với những giải pháp trên, các cấp, chính quyền địa phương cần tích cực vào cuộc để có các giải pháp bảo đảm ATGT khu vực sở tại. Trong công tác tuần tra, kiểm soát, các xã, thị trấn cần thành lập các tổ công tác có sự tham gia của lực lượng công an xã, dân phòng và các tổ chức đoàn thể tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm trên các tuyến đường làng; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT, thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn như: đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; tuân thủ tốc độ quy định, giảm tốc độ, quan sát an toàn khi đi từ đường phụ ra đường chính; đã uống rượu, bia thì không lái xe...

Cùng với đó, các địa phương cần tăng cường giải tỏa các chướng ngại vật, phát quang cây bụi, duy tu bảo dưỡng các tuyến đường nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.

Hùng Cường

Các tin khác
Các nạn nhân trong vụ tai nạn đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.

Các y, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đang tích cực cứu chữa các nạn nhân trong vụ tai nạn trên Quốc lộ 24 khiến 1 người chết, 24 người bị thương.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024 - Ảnh: Chinhphu.vn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu có phương án điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý, hướng dẫn lưu thông an toàn, thông suốt, nhất là trên các tuyến đường, các khu vực được dự báo sẽ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và nghỉ hè 2024.

Cao tốc Mai Sơn- Quốc lộ 45 được đưa vào khai thác từ 30/4/2023.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức các điểm dừng nghỉ tạm thời dọc các tuyến cao tốc chưa có trạm dừng nghỉ trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Ảnh minh họa.

Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn gửi các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong toàn ngành giao thông vận tải về việc tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục