Đừng biến ngày vui thành nỗi buồn!

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/4/2017 | 11:58:39 AM

YBĐT - Nam nữ thanh niên kết hôn là bước ngoặt của cuộc đời. Việc tổ chức lễ thành hôn cho đôi lứa được dân tộc Thái Tây Bắc chuẩn bị chu đáo và tổ chức theo đúng phong tục. Thế nhưng, hiện nay, trong đám cưới của đồng bào dân tộc Thái đang diễn ra những hình ảnh như: không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng, chở quá số người quy định và hò hét ầm ĩ đã xảy ra những tai nạn chết người.

Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ xảy ra 14 vụ tai nạn giao thông (TNGT). Trong số này, đối tượng có sử dụng rượu, bia gây TNGT chiếm 80% và phần nhiều là sử dụng rượu, bia trong đám cưới.

Trong phong tục đám cưới của dân tộc Thái, nghi thức đón dâu được tổ chức rầm rộ nhất. Về nhà chồng, cô dâu mang những tấm chăn, đệm, gối mà mình đã kỳ công dệt từ khi còn con gái biếu gia đình nhà chồng. Chính vì vậy, một đội quân “nam thanh, nữ tú” có nhiệm vụ đi theo chuyên chở các đồ vật của cô dâu.

Một phong tục đẹp nhưng trên thực tế là đội quân này trước khi lên đường đã ăn uống quá chén và những hình ảnh chúng ta thường gặp trong đón rước dâu của đồng bào dân tộc Thái như: không đội mũ bảo hiểm; đèo hai, ba; không làm chủ tốc độ. Không ít trường hợp đã xảy ra tai nạn thương tâm, để lại nỗi đau, hệ lụy cho chính bản thân, gia đình và xã hội.

Nỗi đau của gia đình bà Lò Thị Q đến giờ vẫn chưa hề nguôi ngoai, khi đứa con trai duy nhất Vì Văn H, sinh năm 1995, đi rước dâu đám cưới nhà cậu ruột, một mình điều khiển xe mô tô tự ngã, sau đó tử vong ngay tại chỗ.

Sự ra đi bất ngờ của người con tuổi đôi mươi đã làm cả gia đình bà sụp đổ hoàn toàn. Người bố nhớ thương con nên thường xuyên đau ốm, bà nội gần trăm tuổi hàng ngày ngóng trông cháu, người mẹ không thiết làm việc gì hàng ngày chỉ biết ngắm những bức ảnh của người con trai duy nhất.

Ngoài ra, đám cưới của đồng bào Thái tổ chức cùng nhau uống rượu xòe, "khắp" tưng bừng. Rượu trong đám cưới là rượu đông vui nhất để mừng hạnh phúc cho lứa đôi. Cưới to hay cưới nhỏ tùy thuộc hoàn cảnh của 2 gia đình. Nhà nghèo thì mổ gà, mổ lợn. Nhà khá giả hơn thì mổ trâu, mổ bò. Người được mời phải uống cạn.

Bà Điêu Thị Bản cho biết: “Khi tâm hồn mọi người đã bay bổng trong hơi men tiệc rượu chuyển sang vừa uống vừa hát. Đây được coi là hình thức sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong lễ cưới. Sau mỗi bài hát mọi người lại nâng chén uống cạn chúc mừng”.

Đặc biệt, sau mỗi giai đoạn hát mừng lại có hình thức vui khác để mời và thách đố nhau uống rượu. Có tục "kin lẩu pín buống" (uống rượu quay thìa). Mâm rượu được chia thành nhiều tốp: 6 người hoặc 8 người một tốp. Cái thìa được đặt lên đĩa. Một người cầm cái đũa đánh mạnh vào cán thìa chiếc thìa quay tít khi dừng lại cán thìa chỉ vào ai thì người đó phải uống; có thể uống 1 hoặc 2 chén tùy theo quy ước. Uống cạn rượu mọi người vỗ tay chúc mừng. Nhưng có ai biết, nỗi đau do rượu mang lại sau khi tham dự đám cưới đang hiện hữu ở nhiều gia đình.

Vụ việc thương tâm của gia đình bà Hà Thị H, chỉ vì uống rượu tại đám cưới mà khi tham gia giao thông ông Hoàng Văn G - chồng bà đã không làm chủ được tốc độ, ngã xuống suối chết. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai thì hơn 1 tháng sau, đứa con trai duy nhất của bà cũng mất vì TNGT.

Không chỉ gây ra nỗi đau cho bản thân gia đình, việc uống rượu bia trong đám cưới không làm chủ được bản thân cũng gây hậu quả nghiêm trọng đến xã hội. Vụ việc xảy ra cuối năm 2015 là một ví dụ. Anh Lò Văn B sinh năm 1993 cũng chỉ vì uống rượu tại đám cưới, không làm chủ được tốc độ đã đâm vào bà Bùi Thị T sinh năm 1938, hậu quả bà bị đa chấn thương và tử vong sau khi cấp cứu tại bệnh viện. Anh B phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hậu quả mà mình gây ra. Giờ đây, khi đã mãn hạn tù trở về, anh gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế và tìm việc làm.

Đám cưới là một ngày vui, ngày hạnh phúc không chỉ của đôi bạn trẻ mà còn của cả người thân và bạn bè. Vì vậy, trong ngày hạnh phúc này, mỗi chúng ta cần luôn nhớ khẩu hiệu an toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi nhà, đừng để ngày vui trở thành nỗi buồn!

Nguyễn Nhật Thanh

Các tin khác

Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái tổ chức Hội thi “Bé với an toàn giao thông (ATGT)” cấp học mầm non tỉnh năm học 2023-2024.

Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông Công an huyện Văn Yên tăng cường tuần tra, kiểm soát, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ.

Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông trên các tuyến đường dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lực lượng cảnh sát giao thông – trật tự (CSGT-TT), Công an huyện Văn Yên đã triển khai kế hoạch đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên phạm vi toàn huyện, trong đó tập trung tuần tra, kiểm soát tại các tuyến đường trọng điểm.

Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 3, Phòng CSGT, Công an tỉnh Yên Bái tăng cường xử lý thanh thiếu niên vi phạm trật tự an toàn giao thông

Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 3, Phòng CSGT, Công an tỉnh Yên Bái đã phối hợp tuần tra, kiểm soát và xử lý 65 trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 70. Nhiều năm qua, người dân sinh sống trên Quốc lộ 70, đoạn qua xã Tân Hương, huyện Yên Bình luôn lo sợ mỗi khi tham gia giao thông trên tuyến đường chực chờ nguy cơ xảy ra tai nạn. Người dân mong sớm xử lý điểm đen giao thông trên Quốc lộ 70 Hiện trường một vụ tai nạn giao thông chết người mới xảy ra trên Quốc lộ 70, đoạn qua tỉnh Yên Bái. Ảnh: Người dân cung cấp

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Sáng 24/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục