Bến đò tự quản ở Y Can

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/4/2018 | 1:44:06 PM

YBĐT - "Bến đò tự quản về ATGT" xã Y Can qua 7 năm hoạt động đã và đang phát huy hiệu quả tích cực. Các thành viên của tổ tự quản đều trực tiếp tham gia đưa đón khách qua sông, trực tiếp tuyên truyền, nhắc nhở các quy định khi đi đò cho nhân dân.

“Bến đò tự quản về ATGT” tại xã Y Can, huyện Trấn Yên.
“Bến đò tự quản về ATGT” tại xã Y Can, huyện Trấn Yên.

Xã Y Can, huyện Trấn Yên có địa bàn rộng, có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai chạy qua. Xã có bến đò ngang vượt sông Hồng nối sang trung tâm huyện là thị trấn Cổ Phúc với lưu lượng hành khách khá đông, phục vụ nhu cầu qua lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân các xã: Y Can, Quy Mông, Kiên Thành, Minh Tiến cũng như các địa phương lân cận.

Đặc biệt, bến đò ngang này phục vụ cho rất nhiều thầy cô giáo và các em học sinh qua lại, trung bình một ngày lên đến vài trăm lượt… Chính vì vậy, việc bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông được cấp ủy Đảng và chính quyền xã đặc biệt quan tâm.

Tháng 8/2011, UBND xã Y Can đã ra quyết định thành lập mô hình "Bến đò tự quản về ATGT" và thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng ban Công an xã làm Phó Trưởng ban Thường trực.
 
Trải qua 7 năm hoạt động, bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, mô hình đã và đang phát huy hiệu quả tích cực vào việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn. Các thành viên tham gia mô hình tự quản thường xuyên tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, chấp hành Luật Giao thông đường thủy nội địa; tổ chức ký cam kết với tổ đò không vi phạm ATGT; đồng thời, yêu cầu các chủ đò bảo đảm phương tiện, giấy phép, bảo đảm đường lên xuống bến, nhà chờ, đèn chiếu sáng, biển báo hiệu, hai đầu bến bờ cắm nội quy, quy định và niêm yết giá đò trên bến, dưới thuyền; thường xuyên hướng dẫn và nhắc nhở chủ đò và hành khách chấp hành luật ATGT như: chở đúng số người quy định, bảo đảm chạy 2 thuyền liên tục vào những lúc cao điểm, mặc áo phao, cầm ủ nổi khi qua đò…
 
Ngoài ra, tổ tự quản còn phối hợp với Ban ATGT xã tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm ATGT đường thủy, nội quy, quy định của bến đò cho giáo viên, học sinh nắm và tự giác chấp hành. Các thành viên của tổ tự quản đều trực tiếp tham gia đưa đón khách qua sông, trực tiếp tuyên truyền, nhắc nhở các quy định khi đi đò cho nhân dân. Vào mùa mưa bão hay những dịp cao điểm, lực lượng chức năng thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy nội địa.
 
Đồng thời, nhắc nhở và xử lý các hành vi vi phạm của chủ đò, hành khách khi qua sông cố tình không chấp hành đầy đủ các quy định... Khi mực nước sông Hồng lên báo động cấp 3, các đò được lệnh dừng chạy, kiên quyết không vận chuyển người và hàng hóa qua sông; các lực lượng chức năng tuyên truyền, vận động người dân không tham gia vớt củi trên sông và thường xuyên duy trì chế độ trực, sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống bất ngờ xảy ra…
 
Từ thực tiễn hoạt động của bến đò ngang và hiệu quả của mô hình "Bến đò tự quản về ATGT”, cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân xã Y Can đã thực sự vào cuộc. Trong đó, cả hệ thống chính trị địa phương đã thường xuyên nghiên cứu, nắm bắt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn mới và tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông đường thủy cho tổ đò, nhân dân và các em học sinh.
 
Bên cạnh đó, các lực lượng đã chú trọng đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như: sử dụng hệ thống loa truyền thanh, treo băng zôn, pa nô tại các khu vực nhà chờ, hai bên đầu bến, dưới đò… để hành khách dù chỉ qua đò một lần cũng nắm được các thông tin, quy định về bảo đảm an toàn và tự giác chấp hành.
 
Mặt khác, hàng năm, tổ đò và đồng chí Trưởng ban Công an xã đều tổ chức ký cam kết về ATGT, thường xuyên tổ chức kiểm tra việc bảo đảm về phương tiện, bến bãi, dụng cụ hỗ trợ, hướng dẫn hành khách lên xuống đò chấp hành ATGT…

Nhờ triển khai tốt hoạt động của mô hình "Bến đò tự quản về ATGT” tại xã Y Can, tình hình ATGT đường thủy trên địa bàn huyện Trấn Yên luôn được bảo đảm, nhiều năm nay, không xảy ra tai nạn giao thông trên tuyến đường thủy, tạo được niềm tin và sự yên tâm của hành khách, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông đường thủy, đặc biệt trong các mùa mưa bão.

Thiên Cầm

Các tin khác
Một vụ chống người thi hành công vụ trước đó.

Phát hiện 2 thanh niên điều khiển xe máy có biểu hiện nghi vấn nên tổ tuần tra yêu cầu dừng lại kiểm tra. Tuy nhiên, cả 2 không chấp hành mà còn dùng tay chân đánh trả khiến 1 chiến sĩ cảnh sát cơ động trọng thương.

Ảnh minh hoạ

Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia vừa có văn bản yêu cầu Bộ Giao thông vận tải; Bộ Giáo dục và đào tạo; ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT tại các trường học.

Chiếc xe 5 chỗ bị bẹp dúm sau vụ tai nạn.

Vượt xe cùng chiều, ôtô Kia lao sang đường đối diện và bị xe tải đâm ngang hông khiến tài xế tử vong.

Công nhân ngành đường sắt kiểm tra, sửa chữa đường ray đảm bảo an toàn chạy tàu. (Ảnh minh hoạ)

YBĐT - Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường sắt trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn diễn biến phức tạp. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục