Giao thông vận tải: Đảm bảo giao thông trong mọi tình huống

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/1/2011 | 9:15:11 AM

YBĐT - Vượt qua khó khăn, những cán bộ giao thông Yên Bái vẫn đề ra các giải pháp để đảm bảo đường thông suốt và an toàn trong mọi tình huống. Điển hình là hai đơn vị là Công ty TNHH Quản lý và Xây dựng đường bộ I và II.

Một góc thành phố Yên Bái.
Một góc thành phố Yên Bái.

Với tổng số 377 km quốc lộ, 424 km tỉnh lộ, 5.506 km đường giao thông nông thôn - miền núi, hệ thống giao thông đường bộ Yên Bái hình thành hai khu vực rõ nét là: khu vực phía đông bao gồm các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên và thành phố Yên Bái, các công trình giao thông trên các tuyến đường chủ yếu nằm dọc theo sông, hồ dễ bị úng ngập.

Khu vực phía tây bao gồm các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ các công trình chủ yếu qua các vùng núi cao, vực sâu, địa chất phức tạp không ổn định, khi có mưa lớn thường xảy ra lũ quét gây sạt lở đất, phá hỏng công trình giao thông, đây chính là những khó khăn rất lớn đối với những người làm công tác đảm bảo giao thông Yên Bái.

Mặc dù ngành giao thông vận tải có nhiều cố gắng trong đầu tư nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông nhưng vì hệ thống cầu, đường trên cả quốc lộ và tỉnh lộ của Yên Bái rộng, địa hình phức tạp, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên tình trạng cầu yếu, đường xuống cấp đang đặt ra một thực tế khó khăn. Bên cạnh đó, mạng lưới giao thông luôn bị khai thác trong tình trạng quá tải bởi tốc độ phát triển nhanh của các loại phương tiện, trong đó có nhiều phương tiện tải trọng lớn.

Với nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo trì đường bộ vào khoảng 23 triệu đồng/km/năm đối với đường tỉnh lộ và 30 triệu đồng/km đối với quốc lộ chỉ đáp ứng được khoảng 40 % nhu cầu thực tế của công tác quản lý, bảo dưỡng. Từ đó, việc duy trì đảm bảo giao thông thông suốt  gặp rất nhiều khó khăn.

Vượt qua khó khăn, những cán bộ giao thông Yên Bái vẫn đề ra các giải pháp để đảm bảo đường thông suốt và an toàn trong mọi tình huống. Điển hình là hai đơn vị là Công ty TNHH Quản lý và Xây dựng đường bộ I và II.

Trong buổi bộn bề công việc cuối năm, Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và Xây dựng (QLĐB) đường bộ II Ninh Thanh Tạo, một trong hai đơn vị được phân công quản lý đảm bảo giao thông cho biết: “Hiện đơn vị đang đảm nhận quản lý 356 km đường địa phương và 78 km đường quốc lộ, 4 cầu lớn, 1 bến phà vượt sông và hàng trăm cầu cống vừa và nhỏ trên 15 tuyến đường trên địa bàn 4 huyện và 1 thành phố tỉnh lỵ. Mặc dù nhiều khó khăn nhưng với truyền thống của một đơn vị anh hùng, trong những năm qua tập thể cán bộ, công chức người lao động Công ty QLXD đường bộ II Yên Bái luôn đoàn kết, sáng tạo vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo giao thông êm thuận và thông suốt trong mọi tình huống”.

Có chứng kiến những lao động của người thợ giao thông trên những cung đường mới thấy sự hy sinh thầm lặng và những cố gắng vươn lên của họ. Mặc dù thu nhập bình quân thấp, khó khăn trong đảm bảo đời sống nhưng họ vẫn bám cầu, bám đường để những tuyến đường đảm bảo giao thông bình thường. Không những thế, tại những thời điểm mưa lớn gây lũ quét sạt lở, gây ách tắc giao thông, những thời điểm cầu yếu, cầu sập họ chính là người có mặt đầu tiên, không quản ngày đêm bám đường, bám cầu để phân luồng, đảm bảo giao thông. Không quản ngại khó khăn, vất vả và nguy hiểm để bốc đất, vác đá... đảm bảo thông xe trong thời gian sớm nhất. 

Nguyễn Đình

Các tin khác
Hiện trường xe tải lật nghiêng dưới ruộng.

Chiếc xe khách đi tốc độ cao cố vượt một ô tô tải trong khi chiều ngược lại đang có một ô tô tải khác lao tới.

Ảnh minh họa

Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, nơi tổ chức Đại hội từ ngày 10 đến ngày 19/1, các lực lượng chức năng sẽ phân luồng từ xa nhằm giảm thiểu các phương tiện lưu thông qua lại và các tuyến đường đưa đón đại biểu từ Sây bay Nội Bài về khách sạn, từ khách sạn đến Đại hội và ngược lại.

Hiện trường vụ tai nạn.

Chiều 7/1, trên quốc lộ 1A đoạn qua địa phận thị xã Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên - Huế), chiếc container và ôtô tải cố vượt lên nhau đã đâm vào hai xe khác khiến 2 người chết tại chỗ, 3 người nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, năm 2010, ngành đường sắt xảy ra hơn 450 vụ tai nạn giao thông, làm chết gần 500 người, gây thiệt hại 36 đầu tầu, 25 toa xe và 182 phương tiện, ô tô, xe máy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục