Vi phạm giao thông, sẽ nộp phạt bằng... tem?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/1/2011 | 7:51:40 AM

Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết, vừa có kiến nghị lên Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi cho phép người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ vi phạm giao thông được mua tem để nộp phạt. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết.

Người vi phạm giao thông có thể không mất nhiều thời gian, công sức đi lại làm thủ tục nộp phạt nếu đề xuất sử dụng tem phạt đi vào đời sống. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Người vi phạm giao thông có thể không mất nhiều thời gian, công sức đi lại làm thủ tục nộp phạt nếu đề xuất sử dụng tem phạt đi vào đời sống. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Xin ông cho biết cách thức nộp phạt qua tem mà hiệp hội kiến nghị cụ thể ra sao?

Nhà nước phát hành tem nhiều loại giá như 50.000 đ, 100.000 đ hay 500.000 đ… tương ứng với số tiền quy định khi mắc các lỗi vi phạm. Lái xe có thể mua “thủ” sẵn hay đến khi vi phạm lỗi nào đó, tương ứng mức phạt theo Nghị định 34 là bao nhiêu tiền đó thì họ sẽ mua tem có mệnh giá tương đương tại các bưu điện, đại lý gần nhất và dán vào biên bản vi phạm, nộp cho CSGT rồi được đi ngay mà không bị giữ giấy tờ vi phạm, chờ về trụ sở để cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.

Nộp qua tem như thế có lợi gì?

Hiện nay quy trình nộp tiền phạt vi phạm giao thông rất bất tiện cho người dân, tài xế. Ví dụ sau khi vi phạm người dân bị lập biên bản (tạm giữ giấy tờ), trong đó hẹn ngày giờ đến cơ quan CSGT để cấp cao hơn ra quyết định xử phạt. Sau đó cầm quyết định này tới kho bạc nộp tiền, rồi quay lại cơ quan CSGT đưa biên lai nộp tiền mới được trả lại giấy tờ.

Còn nếu nộp qua tem thì khi vi phạm, chỉ cần mua tem rồi dán vào biên bản vi phạm, nộp ngay cho CSGT và đi luôn. Đó là chưa kể tôi từ tỉnh khác đến Hà Nội vi phạm, không được nộp phạt ngay mà phải hẹn ngày quay lại, gây mất thời gian, chi phí đi lại.

Cũng vì mất thời gian, chi phí đi lại nên tâm lý người vi phạm muốn đưa tiền ngay để đi chứ không muốn bị lập biên bản, nộp phạt theo quy trình bởi có khi tiền đi lại mất nhiều hơn cả tiền phạt. Cho nên cách nộp qua tem có thể hạn chế được tiêu cực, hối lộ.

Trước nay với lỗi vi phạm nhẹ, trong thẩm quyền xử phạt của CSGT trên đường, tại chốt thì CSGT có thể xé biên lai và cho người vi phạm đi ngay. Vậy biên lai này có giống tem mà hiệp hội đề xuất?

Biên lai xé ngay chỉ áp dụng cho các lỗi nhẹ. Còn các lỗi nặng thì người ra quyết định phải là đội trưởng hay cấp cao hơn trụ sở đơn vị. Với lỗi nhẹ, số tiền ít, CSGT có thể xé biên lai, thu tiền phạt trực tiếp nhưng nếu lỗi nặng, mức phạt nhiều tiền thì CSGT ngại dân hiểu nhầm là tiền hối lộ chứ không phải tiền phạt nên mới ra quyết định, phải ra kho bạc nộp cho minh bạch.

Nhưng nếu sử dụng tem thì ngay cả lỗi nặng sẽ dùng tem có mệnh giá lớn và CSGT có thể thu ngay (tem) mà không sợ bị dân “hiểu nhầm” là nhận tiền hối lộ nữa. Hơn nữa tem chúng tôi đề xuất là áp dụng cho tất cả các lỗi vi phạm nặng nhẹ, được phát hành rộng rãi qua các bưu điện.

Tem này có gì giống và khác cách nộp phạt vi phạm giao thông ở các nước ngoài?

Khác là ở nước ngoài họ có biên bản thông báo, anh mang biên bản đó ra đâu nộp cũng được hoặc trừ vào tài khoản, miễn đã nộp tiền là xong. Còn tem thì ta có thể nộp ngay ở nơi vi phạm.

Nhưng giống nhau ở chỗ là không phải giữ giấy tờ xe để người dân có thể tiếp tục đi mà không mất thời gian quay lại nộp phạt, lấy giấy tờ xe. Trừ trường hợp lỗi nghiêm trọng thì CSGT mới cần giữ giấy tờ xe để điều tra chẳng hạn.

Nhưng thưa ông hiện nay địa phương nào phạt thì địa phương đó giữ tiền vi phạm, nay nếu dùng tem thì sẽ phức tạp trong phân bổ tiền phạt vi phạm hay địa phương nào phát hành tem địa phương đó?

Tôi nghĩ không nên địa phương nào phạt thì địa phương nó giữ tiền phạt, như thế có thể gây ra tâm lý muốn phạt nhiều để có nhiều tiền. Thậm chí tôi nghe có cả giao chỉ tiêu phạt. Nên tập trung tất cả tiền phạt vào ngân sách nhà nước rồi từ đó nhà nước phân bổ về cho các địa phương.

(Theo TPO)

Các tin khác
Nhiều người ngóng tin người mất tích.

Ngày 12/1, tại Bến Đất Phú Hưng (Tuyên Quang) đã xảy ra vụ chìm đò làm 2 người chết, 6 người mất tích. Nguyên nhân được cho là do chở quá tải, khi ra giữa sông, đò chòng chành và chìm xuống nước.

YBĐT - Nhìn lại một năm thực hiện công tác an toàn giao thông (ATGT) với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn thể xã hội nên tình hình ATGT đã giảm cả 3 tiêu chí về số người chết, số vụ và số người bị thương.

YBĐT - Trong năm qua, lực lượng cảnh sát giao thông huyện Lục Yên đã phát hiện và xử lý 2.240 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (ATGT), giảm 304 trường hợp so với năm 2009, phạt hành chính với số tiền 566 triệu đồng.

Đúng giờ cơm trưa, tàu du lịch Thành Hưng mang số hiệu QN-4339 trên Vịnh Hạ Long đột ngột bốc cháy. Hơn 20 người kịp thoát thân song vụ cháy đã làm thiệt hại nhiều về tài sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục