Tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ: Tập trung vào thanh thiếu niên

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/8/2011 | 2:36:25 PM

YBĐT - Những năm gần đây, các cấp, các ngành đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đồng bộ, đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và cho người khác. Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) vẫn diễn biến hết sức phức tạp, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) của nhiều người dân, trong đó phải kể đến một bộ phận thanh thiếu niên còn kém.

Cần thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng học sinh chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe máy đến trường.
Cần thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng học sinh chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe máy đến trường.

TNGT luôn là vấn đề gây bức xúc cho xã hội, đằng sau những vụ TNGT là cuộc sống của nhiều gia đình bị đảo lộn. TNGT là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, người may mắn thoát chết thì mang thương tật, chạy chữa tốn kém, người chết bởi tai nạn thì để lại vết thương khó lành cho người thân và gia đình. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có hàng trăm người chết và bị thương vì TNGT. Trong số đó có rất nhiều vụ TNGT do người trẻ tuổi gây ra.

Gần đây nhất là vụ TNGT tại đường Đinh Tiên Hoàng thuộc tổ 45 phường Yên Thịnh, xe mô tô biển kiểm soát (BKS) 21V9 5788 do bà Lê Hoàng Oanh va chạm vào xe mô tô BKS 21F1 5855 do Phan Đức Hiếu sinh năm 1989 điều khiển, vụ tai nạn đã làm bà Oanh chết tại chỗ, còn Hiếu bị thương nặng, hư hỏng 2 xe mô tô. Nguyên nhân ban đầu xác định Hiếu đi không đúng phần đường.

Có nhiều lý do dẫn đến TNGT nhưng lỗi vi phạm chủ yếu vẫn là không chấp hành nghiêm luật khi tham gia giao thông như: không mũ bảo hiểm, sử dụng rượu, bia, phóng nhanh vượt ẩu dẫn đến không làm chủ tốc độ gây ra tai nạn và đặc biệt là ý thức tham gia giao thông của một bộ phận giới trẻ còn kém. Văn hóa giao thông chính là hành vi ứng xử của người tham gia giao thông nhưng thực tế bên cạnh đa số bạn trẻ nhận thức đúng đắn về vấn đề này thì còn rất nhiều thanh thiếu niên coi thường pháp luật. Hàng loạt những sai phạm vẫn diễn ra như: tình trạng không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, phóng nhanh, vượt ẩu, lượn lách, đánh võng... là một minh chứng rõ nét nhất.

Đơn cử như chuyện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để bảo vệ tính mạng cho bản thân người tham gia giao thông tưởng rằng đã đi vào nề nếp, ấy vậy mà người ta vẫn bắt gặp tình trạng nhiều thanh niên đầu trần phóng xe trên phố. Tính riêng trong tháng 7/2011 các lực lượng chức năng đã xử lý trên 1.564 trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, trong đó, đối tượng vi phạm nhiều là thanh thiếu niên. Đặc biệt, một số đối tượng vi phạm Luật giao thông đường bộ khi bị xử lý còn có thái độ thiếu văn hóa, chống đối người thi hành công vụ. Cá biệt, nhiều trường hợp còn tỏ ý thách thức lực lượng cảnh sát giao thông.

TNGT sẽ giảm khi mọi người cùng có ý thức và thể hiện hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông.  Cốt lõi của xây dựng văn hóa giao thông phải bắt đầu từ công tác giáo dục của gia đình nhà trường và đoàn thể. Tháng 9 - “Tháng an toàn giao thông” cũng là mùa tựu trường, các nhà trường cần tăng cường tuyên truyền ATGT trong trường học ngay trong ngày đầu khai giảng năm học mới. Các trường học cũng cần phát động phong trào thi đua chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ trong giáo viên, học sinh. Các gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng học sinh chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe máy đến trường.

Đoàn Thanh niên tiếp tục thể hiện vai trò xung kích trên mặt trận ATGT, cần tổ chức nhiều hoạt động thiết thực đặc biệt trong “Tháng an toàn giao thông”, trong đó, tập trung cổ động tuyên truyền mạnh về văn hóa giao thông. Mỗi cán bộ đoàn, đội phải là những tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và những hành vi ứng xử có văn hóa khi  tham gia giao thông. Ngoài ra, các lực lượng chức năng cũng cần tăng cường tuần tra kiểm soát tập trung mạnh vào lứa tuổi thanh thiếu niên. Đối với học sinh, sinh viên vi phạm, không chỉ nộp phạt mà còn thông báo đến các gia đình, khu dân cư, trường học để có hình thức răn đe giáo dục, từ đó mới tạo chuyển biến mạnh về ý thức cho người tham gia giao thông.

Văn Thông

Các tin khác
Một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường Điện Biên, thành phố Yên Bái

YBĐT - 7 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh Yên Bái đã xảy ra 45 vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng làm chết 43 người, bị thương 39 người, hư hỏng 84 ôtô, 242 môtô....

Xử lý nghiêm các trường hợp điều khiển phương tiện khi uống rượu bia vượt quá nồng độ quy định - ảnh: QĐND

Hà Nội sẽ tập trung xử lý các lỗi như: điều khiển phương tiện khi uống rượu bia vượt quá nồng độ quy định, vi phạm tốc độ cho phép; vượt đèn đỏ, không đi đúng phần đường… Đây là một phần trong kế hoạch hoạt động tháng an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội (tháng 9/2011)…

Vào lúc 16h30 ngày 21/8, tại km 60, tỉnh lộ 158, xe cứu thương của Trung tâm y tế huyện Bát Xát do lái xe Nguyễn Cố Định, 21 tuổi điều khiển, trên đường chở bệnh nhân đi cấp cứu đã bị rơi xuống vực sâu, làm ba người chết và một người bị thương.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra tại hội nghị.

YBĐT - Ngày 18/8, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị chuyên đề: “Bàn biện pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật ATGT tháng 9 và các tháng cuối năm 2011”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục