50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại

Yên Bái quan tâm vùng cao, vùng dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/3/2019 | 2:31:32 PM

YênBái - Thực hiện ý nguyện của Bác Hồ kính yêu, "Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”, những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn miền núi.

Đồng bào vùng cao được hỗ trợ bằng nhiều biện pháp để khai thác tiềm năng đất đai phát triển chăn nuôi gia súc nâng cao đời sống kinh tế.
Đồng bào vùng cao được hỗ trợ bằng nhiều biện pháp để khai thác tiềm năng đất đai phát triển chăn nuôi gia súc nâng cao đời sống kinh tế.

Triển khai chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ giải pháp về công tác dân tộc mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành hàng chục nghị quyết, đề án trên các lĩnh vực có liên quan đến công tác dân tộc. 

Cụ thể như nghị quyết về công tác cán bộ; về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng; về phát triển du lịch, về đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất chè đề án; chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc bán trú. Mới đây nhất là Đề án Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, bán bộ nữ, cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035... 

Cùng đó là các chính sách khuyến khích đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển giao thông; đề án nâng cao chất lượng hiệu quả trường phổ thông dân tộc; hỗ trợ công tác dân số ở xã đặc biệt khó khăn; phát triển cây sơn tra ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải; chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, tạo điều kiện cho đồng bào có đất ở, đất sản xuất ổn định lâu dài. 

Về nguồn lực đầu tư cho vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong 3 năm (2016 - 2018) đã có trên 8.670 tỷ đồng được đầu tư, hỗ trợ cho các lĩnh vực. Riêng xây dựng kết cấu hạ tầng, tỉnh đã xây dựng trên 600 công trình lớn nhỏ, sửa chữa và duy tu trên 200 công trình. 

Đối với mạng lưới giao thông đã kiên cố hóa được 250 km đường bê tông, mở mới trên 160 km đường đất và tu sửa, nâng cấp trên 400 km đường giao thông nông thôn. Ngoài ra, các nguồn lực còn tập trung cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, công tác dân số, cơ sở vật chất trường lớp học, tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật, phát triển dịch vụ du lịch... 

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững được thực hiện ở 81 xã vùng III và 177 thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng II đã đầu tư khoảng 450 tỷ đồng cho xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo. 

"Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như miền núi, bao đời đã chịu đựng nhiều gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn theo Đảng, trung thành với Đảng. Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. 

(Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh-1969) 
Bà Hồ Thị Thu - Trưởng phòng Dân tộc huyện Yên Bình cho biết: "Riêng năm 2018, từ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, trên địa bàn huyện Yên Bình có 219 hộ và nhóm hộ dược hỗ trợ giống vật nuôi, 280 hộ và nhóm hộ được hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ với tổng kinh phí trên 3,4 tỷ đồng. Chúng tôi nhận thấy, đồng bào được hỗ trợ đã phát huy nguồn vốn, chăm chỉ làm ăn, giảm nghèo hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương”. 

Đối với 2 huyện đặc biệt khó khăn là Trạm Tấu và Mù Cang Chải, Chương trình 30a của Chính phủ đầu tư tới 226 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất. Nhờ đó, đã tạo được chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của đồng bào trong chăn nuôi, trồng trọt và phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. 

Các công trình thủy lợi đã góp phần thâm canh, tăng vụ, xóa hẳn tập quán chỉ sản xuất 1 vụ lúa nước của đồng bào Mông. Những tiến bộ khoa học, kỹ thuật được ứng dụng, đưa vào sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi thay đổi phù hợp với điều kiện đất đai và khả năng canh tác của người dân. 

Huyện Trạm Tấu đã chuyển đổi trên 1.000 ha đất lúa nương sang trồng ngô; hầu hết diện tích lúa nương kém hiệu quả ở Mù Cang Chải cũng đưa cây ngô vào trồng. Người dân ở vùng danh thắng quốc gia Mù Cang Chải mở rộng diện tích, trồng cải dầu, tam giác mạch, phát triển nghề thủ công để làm ra các sản phẩm truyền thống để làm du lịch. 

Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải - Nguyễn Cao Thắng thông tin: "Đến nay, bà con xã chúng tôi không còn lúa nương, đất đồi chuyển sang trồng ngô mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Có những hộ dân đã biết mở quán, bán hàng phục vụ du khách đến với lễ hội ruộng bậc thang. Điều đó, chứng tỏ rằng, đồng bào vùng cao đã có nhận thức mới; đồng thời, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 53%, đứng thứ hai của huyện về tỷ lệ hộ nghèo”.

Được biết, nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, không ít hộ dân ở Trạm Tấu, Mù Cang Chải đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần đáng kể vào giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 7,7%/năm.



Những thành quả xây dựng nông thôn mới đã tạo diện mạo khang trang, tạo điền kiện để người dân mua sắm, giao lưu hàng hóa.

Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có sự quan tâm đặc biệt. Việc triển khai Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường, lớp học của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đã có gần 7.700 học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh được đưa về điểm trường chính để các em có điều kiện tốt trong sinh hoạt và học tập. 

Toàn tỉnh hiện có 49 trường phổ thông dân tộc bán trú gồm 12 trường tiểu học, 16 trường trung học cơ sở, 21 trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở; 56 trường có học sinh bán trú. 

Trong tổng số gần 22.400 học sinh bán trú được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, có 93,3% em ăn ở tại trường. Với sự quan tâm ấy, hầu hết con em đồng bào trong độ tuổi đều đến trường đi học, tỷ lệ học sinh chuyển cấp được nâng lên; số học sinh học xong phổ thông được đào tạo nghề ngày càng nhiều, tạo nguồn lao động có chất lượng cho nhu cầu nhân lực trong và ngoài tỉnh. 

Sự nghiệp y tế được quan tâm bằng sự đầu tư cơ sở vật chất cho các trạm y tế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu được tiến hành thường xuyên; các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số được thực hiện triệt để. 

Nhờ đó, đồng bào vùng cao đã đến cơ sở để khám, chữa bệnh khi ốm đau; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống từng bước chuyển biến đã nâng cao chất lượng dân số gắn với mục tiêu phát triển ở địa phương. Với sự quan tâm đầu tư của Trung ương và của tỉnh, sự cố gắng của đồng bào, đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng cao, vùng xa ngày càng được nâng lên. 

Nhân dân có thêm điều kiện đóng góp công sức vào phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Đến nay, 47 xã trong tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 23 xã so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra cho nhiệm kỳ 2015 - 2020. 

Trong số này, nhiều xã có 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số như: xã Liễu Đô, Mai Sơn, huyện Lục Yên; Thượng Bằng La, Đại Lịch, huyện Văn Chấn; Hưng Khánh, Tân Đồng, huyện Trấn Yên; Bạch Hà, Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình… 

Dù còn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư còn chưa đủ mạnh; cùng đó, thiên tai và các hình thái thời tiết cực đoan gây ra những thiệt hại rất lớn, song những kết quả đạt được ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh là hết sức quan trọng. Đây là điều kiện để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Yên Bái sớm hoàn thành các chỉ tiêu mà Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã đề ra. 

Minh Quang

Các tin khác
Cô giáo Lê Thị Bích Thủy (thứ 2, bên trái) tại lễ tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và nhận giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024.

Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tặng bằng khen vì đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, năm học 2021-2022; được UBND huyện Văn Yên trao tặng giải thưởng “Viên phấn vàng”…, cùng hàng loạt sáng kiến trong công tác giáo dục, sôi nổi trong phong trào, hoạt động Đoàn, cô giáo Lê Thị Bích Thủy - Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, Tổ phó chuyên môn Tổ Hóa - Sinh - Công nghệ, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên vừa trở thành một trong 10 gương mặt tiêu biểu được Tỉnh đoàn Yên Bái tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và trao giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024…

Chi bộ Công an xã Yên Thắng phối hợp Đoàn thanh niên Công an huyện Lục Yên tổ chức ra mắt mô hình “Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó” trên địa bàn xã Yên Thắng.

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã giúp cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Lục Yên phát huy vai trò quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Từ đó, xây dựng Đảng bộ, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay.

Huyện ủy Văn Yên tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức học tập Chỉ thị 05 chuyên đề năm 2024.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị chuyên đề năm 2024, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, cùng với triển khai các nhiệm vụ chính trị theo Chương trình hành động 188 của Tỉnh ủy, Đảng bộ huyện Văn Yên đã triển khai học tập nội dung chuyên đề năm 2024 tới 100% tổ chức cơ sở đảng bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Học, làm theo và noi gương Bác, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Toàn Đảng bộ có 371 mô hình, 706 điển hình tiên tiến các cấp học và làm theo Bác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục