Mù Cang Chải: Học Bác, bình dị góp sức cho bản làng

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/5/2021 | 1:51:00 PM

YênBái - Học Bác bằng những việc làm bình dị và trở thành những điển hình tiên tiến từ những điều bình dị đó. Có thể kể đến như các cá nhân: Thào A Chú - bản Pú Nhu Háng Sung, xã La Pán Tẩn; Giàng Khua Páo - bản Lùng Cúng, xã Nậm Có; Lù Páo Câu - bản Púng Luông, xã Púng Luông, Thào A Sáu ở bản Háng Á, xã Hồ Bốn; Sùng A Sào - bản Hú Trù Lình, xã Lao Chải, Thào A Súa - bản Nậm Khắt, xã Nậm Khắt … và rất nhiều điển hình khác đã được ghi nhận, khen thưởng.

Ông Sùng A Sào - ở bản Hú Trù Lình, xã Lao Chải trồng sơn tra phát triển kinh tế gia đình.
Ông Sùng A Sào - ở bản Hú Trù Lình, xã Lao Chải trồng sơn tra phát triển kinh tế gia đình.

Nhiều năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở huyện vùng cao Mù Cang Chải đã có sức lan tỏa sâu rộng, để rồi cụ thể hóa, điển hình hóa vào những cá nhân cụ thể, không chỉ là những cán bộ, đảng viên mà còn là cả những người dân bình dị ở các bản làng xa xôi. Học Bác, họ nỗ lực hết mình góp sức xây dựng quê hương theo những cách riêng của mình, rất bình dị mà đầy trách nhiệm. Dưới đây là những tấm gương như thế.

Từng công tác tại xã gần 20 năm, nay nghỉ hưu, nhưng còn sức còn cống hiến, ông Thào A Sáu ở bản Háng Á, xã Hồ Bốn vẫn nhiệt tình đóng góp công sức cho sự phát triển của bản làng. Những năm qua, việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn xã Hồ Bốn luôn được ông Sáu tham gia góp ý thẳng thắn trên tinh thần xây dựng đầy trách nhiệm. 

Ở bản Háng Á, ông Sáu phát huy tốt vai trò tích cực của một trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng để phối hợp tốt với Đảng ủy, chính quyền xã, với trưởng bản, bí thư chi bộ, các tổ chức đoàn thể của xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy ước, hương ước tại bản làng.

Ông tuyên truyền, vận động bà con nhân dân trong bản, trước hết là anh em, con cháu trong nhà, trong dòng họ xóa bỏ dần các hủ tục. Đã bảy, tám năm nay, trong dòng họ không có trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; 100% gia đình có ruộng đều làm vụ xuân, đều cho con cháu trong độ tuổi đi học đầy đủ; tỷ lệ hộ giàu, khá trong dòng họ tăng từ 13 hộ năm 2015 lên 25 hộ năm 2020. Bản Háng Á trong 10 năm nay, khi có người chết đều cho vào áo quan, không tổ chức đám tang quá 3 ngày, không giết mổ nhiều trâu bò. 

Năm 2019-2020, ông Sáu tuyên truyền, vận động bà con nhân dân đóng góp xã hội hóa 500.000 đồng/hộ/năm và hàng nghìn ngày công thực hiện bê tông hóa hơn 5 km đường giao thông nông thôn từ huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đi về bản Háng Á. 

Những năm qua, nhiều vụ việc mất an ninh trật tự trong bản mà xã và bản không giải quyết được phải nhờ đến ông Sáu. Người dân đều thấy ông Sáu tham gia giải quyết các vụ việc tại bản gần như rất đơn giản, nhanh gọn, có lý có tình nên càng nể trọng, tin tưởng và nghe theo ông Sáu. 

Hiện nay, bản Háng Á không có người nghiện, tàng trữ, vận chuyển hay buôn bán chất ma túy; tình hình an ninh trật tự được giữ vững, không có hoạt động sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật; anh em trong dòng họ và giữa các dòng họ với nhau đều hòa thuận, đoàn kết…

Với ông Sùng A Sào - bản Hú Trù Lình, xã Lao Chải, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không gì khác là phát huy vai trò tiên phong của người đảng viên góp phần xây dựng quê hương, bắt đầu từ việc vươn lên làm giàu cho mình, từ đó có điều kiện giúp đỡ cho bà con thôn bản. Tận dụng thế mạnh địa phương, ông Sào tập trung vào trồng cây sơn tra để phát triển kinh tế gia đình.

Năm 2010, ông Sào đã vận động gia đình trồng được 9 ha cây sơn tra, từ năm 2016 cho thu nhập 150-200 triệu đồng/năm, riêng năm 2020 thu nhập gần 500 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông còn có thu nhập 50-70 triệu đồng với 2 ha thảo quả và khoảng 100 triệu đồng mỗi năm từ chăn nuôi. 

Từ cách làm khá hiệu quả của mình, những năm qua, ông Sào đã chia sẻ kinh nghiệm và tạo điều kiện hỗ trợ về vốn vay cho một số gia đình trong bản, như: hỗ trợ ông Lý A Tính 50 triệu đồng để chăn nuôi lợn; ông Sùng A Páo 150 triệu đồng để xây dựng trang trại chăn nuôi gia cầm; ông Trần Quyết Tiến 100 triệu đồng để mở trang trại kết hợp chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế…

Là một người dân bình dị của bản làng vùng cao, anh Thào A Súa - bản Nậm Khắt, xã Nậm Khắt lại góp sức xây dựng quê hương bằng việc tích cực xây dựng gia đình kiểu mẫu trong xây dựng nông thôn mới. Nỗ lực góp sức nhỏ bé của mình cho xã nhà Nậm Khắt về đích nông thôn vào năm 2020, trong những năm qua, anh Thào A Súa tích cực xây dựng mô hình gia đình gọn gàng, sáng, xanh, sạch, đẹp.

Anh Súa đã đầu tư gần 200 triệu đồng để lát toàn bộ nền nhà, bếp ăn và công trình phụ bằng gạch hoa; trang trí, bày đặt các vật dụng trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp, có tính thẩm mỹ; đổ bê tông toàn bộ sân trước cửa nhà; xây dựng hệ thống bồn hoa, khuôn viên đầu trái nhà bằng hoa và cây xanh; chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm được bố trí xa nhà, đảm bảo vệ sinh. 

Anh Súa nghĩ đơn giản rằng: "Mỗi một ngôi nhà đẹp là góp phần cho thôn bản, làng xã đẹp lên. Mình cố gắng đầu tư cải tạo nhà đẹp để vừa cho mình ở vừa cho bản làng xinh đẹp. Nông thôn mới phải bắt đầu từ chính ngôi nhà của mình trước”. 

Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải Đào Thị Thu Thủy chia sẻ: "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, để mỗi người dân đều có thể học Bác bằng những việc làm bình dị và trở thành những điển hình tiên tiến từ những điều bình dị đó. Còn có thể kể đến như các cá nhân: Thào A Chú - bản Pú Nhu Háng Sung, xã La Pán Tẩn; Giàng Khua Páo - bản Lùng Cúng, xã Nậm Có; Lù Páo Câu - bản Púng Luông, xã Púng Luông… và rất nhiều điển hình khác đã được ghi nhận, khen thưởng”. 

Thu Hạnh

Tags học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Mù Cang Chải

Các tin khác
Cô giáo Lê Thị Bích Thủy (thứ 2, bên trái) tại lễ tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và nhận giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024.

Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tặng bằng khen vì đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, năm học 2021-2022; được UBND huyện Văn Yên trao tặng giải thưởng “Viên phấn vàng”…, cùng hàng loạt sáng kiến trong công tác giáo dục, sôi nổi trong phong trào, hoạt động Đoàn, cô giáo Lê Thị Bích Thủy - Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, Tổ phó chuyên môn Tổ Hóa - Sinh - Công nghệ, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên vừa trở thành một trong 10 gương mặt tiêu biểu được Tỉnh đoàn Yên Bái tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và trao giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024…

Chi bộ Công an xã Yên Thắng phối hợp Đoàn thanh niên Công an huyện Lục Yên tổ chức ra mắt mô hình “Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó” trên địa bàn xã Yên Thắng.

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã giúp cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Lục Yên phát huy vai trò quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Từ đó, xây dựng Đảng bộ, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay.

Huyện ủy Văn Yên tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức học tập Chỉ thị 05 chuyên đề năm 2024.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị chuyên đề năm 2024, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, cùng với triển khai các nhiệm vụ chính trị theo Chương trình hành động 188 của Tỉnh ủy, Đảng bộ huyện Văn Yên đã triển khai học tập nội dung chuyên đề năm 2024 tới 100% tổ chức cơ sở đảng bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Học, làm theo và noi gương Bác, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Toàn Đảng bộ có 371 mô hình, 706 điển hình tiên tiến các cấp học và làm theo Bác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục