Tây Bắc - mãi ghi ơn những người con trung hiếu

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/7/2017 | 7:58:41 AM

YBĐT - Để có được cuộc sống bình yên ngày hôm nay, Tây Bắc đã có 7.280 Mẹ Việt Nam anh hùng; 171.801 liệt sỹ, 123.460 thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh...

Vùng Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là căn cứ địa cách mạng, an toàn khu của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; nơi sinh sống, gắn bó lâu đời của 32 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, song đều có chung truyền thống yêu nước, đoàn kết, đấu tranh cách mạng, kiên cường chống ngoại xâm.

Trải qua các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, với tinh thần “Tây Bắc vì cả nước, cả nước vì Tây Bắc”, cùng với cả nước, quân và dân các dân tộc Tây Bắc đã có rất nhiều đóng góp, hy sinh, mất mát.

Biết bao người đã cống hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân; biết bao người con Tây Bắc trung kiên đã hiên ngang ngã xuống. Sự cống hiến đến tột cùng của hy sinh, mất mát hiện hữu ngay trong những gia đình đã mất đi người thân yêu nhất. Biết bao người phụ nữ đã tiễn đưa chồng, con, lên đường đánh giặc và không bao giờ còn được gặp lại. Biết bao người vợ trẻ chưa được hưởng trọn vẹn hạnh phúc vợ chồng đã phải góa bụa cả đời...

Để có được cuộc sống bình yên ngày hôm nay, Tây Bắc đã có 7.280 Mẹ Việt Nam anh hùng; 171.801 liệt sỹ, 123.460 thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh; 44.273 bệnh binh; 256 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 3.276 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 682.783 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; 37.593 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 19.499 con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học…

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó Người đặc biệt quan tâm đến thương binh, gia đình liệt sỹ, những người từng chịu nhiều hy sinh, mất mát trong chiến tranh. Cách đây 70 năm, Người đã căn dặn “Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng đã hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc”.

Thực hiện lời dạy của Người và truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn ghi nhớ công lao to lớn của các Mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách, thân nhân các liệt sỹ, người có công với cách mạng.

Những năm qua, việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công đã và đang trở thành nghĩa vụ, trách nhiệm, niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của toàn dân, đạt được những kết quả nhất định. Song, cuộc sống của một số thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng trên địa bàn Tây Bắc vẫn còn khó khăn, vất vả.

Phát biểu tại Lễ tri ân người có công với cách mạng vùng Tây Bắc với Chủ đề “Mãi ghi ơn những người con trung hiếu”, tổ chức tại tỉnh Sơn La, ngày 16/7/2017 vừa qua, đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc nhấn mạnh: “Với tấm lòng tri ân chân thành và tình cảm sâu sắc nhất, một lần nữa, chúng ta tôn vinh, khẳng định sự cống hiến, hy sinh của các thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng là vô giá, mãi mãi trường tồn với dân tộc. Đây cũng là dịp để chúng ta đẩy mạnh hơn nữa phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ các gia đình chính sách, nhất là các gia đình sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng trước đây bị chiến tranh tàn phá nặng nề, vùng thường xuyên bị thiên tai, cuộc sống còn khó khăn; tôn vinh, cổ vũ, động viên tinh thần của những thương binh “tàn nhưng không phế”, những tấm gương sáng trên các lĩnh vực, đang đóng góp trí tuệ, công sức cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của các địa phương trên địa bàn vùng Tây Bắc”.

Trong thời gian tới, các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt và lâu dài đối với công tác người có công với cách mạng. Không ngừng hoàn thiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước.

Triển khai phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” một cách sâu rộng, mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, các địa phương, đơn vị... Đẩy mạnh hơn nữa nguồn lực xã hội hóa, huy động toàn xã hội cùng tham gia chung tay góp sức chăm sóc ngày càng tốt hơn đời sống của gia đình người có công.

Thân nhân liệt sỹ và người có công phải tiếp tục được thụ hưởng đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, được hỗ trợ cải thiện nhà ở khi có khó khăn. Phấn đấu để đến năm 2020, 100% hộ người có công phải có mức sống cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

Dự Lễ tri ân người có công với cách mạng vùng Tây Bắc có 150 đại biểu đại diện Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ, thương binh của 14 tỉnh trong vùng Tây Bắc.

Nhân dịp này, Ban Tổ chức đã huy động được nguồn hỗ trợ làm 100 căn nhà, trị giá 40 triệu đồng/ 1 nhà cho đại biểu người có công còn có khó khăn về nhà ở và tặng 50 sổ tiết kiệm, trị giá 5 triệu đồng/ 1 sổ cho thân nhân liệt sỹ và thương binh “tàn nhưng không phế” - những người đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, phát triển kinh tế gia đình; nuôi dạy con trưởng thành; phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn Tây Bắc.

Đoàn đại biểu người có công của tỉnh Yên Bái gồm 12 người, trong đó, 8 người được hỗ trợ làm nhà gồm các ông, bà: Sái Đình Dũng (thôn Liên Hiệp, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên); Nguyễn Văn Hòa (xã An Thịnh, huyện Văn Yên); Nguyễn Quang Nam (tổ 3/2, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ); Trần Thị Hội (xã Vũ Linh, huyện Yên Bình); Nguyễn Xuân Ý (thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên); Nguyễn Quang Ganh (thôn Lưỡng Sơn, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái); Phạm Tiến Xuất (thôn 9, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn); Phạm Kim Thoảng (thôn Gốc Nụ, xã An Thịnh, huyện Văn Yên).

4 thương binh tiêu biểu được tặng sổ tiết kiệm gồm: thương binh hạng 2/4 Nguyễn Đức Hải (tổ 6a, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái); thương binh hạng 1/4 Văn Hữu Khanh (thôn 6a, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên); thương binh hạng 4/4 Lương Khuyến Giang (thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) và thương binh hạng 1/4 Nguyễn Trọng Hùng (tổ 13, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái).

Hồng Thanh Tâm (Ban Chỉ đạo Tây Bắc)

Các tin khác
Từ nay đến năm 2030, thực hiện tìm kiếm, quy tập được khoảng 15.000 hài cốt liệt sĩ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu từ nay đến năm 2030, thực hiện tìm kiếm, quy tập được khoảng 15.000 hài cốt liệt sĩ; hoàn thành việc tìm kiếm, quy tập và kết luận khu vực, địa bàn có thông tin mộ liệt sĩ tập thể; từ năm 2031 trở đi, tiếp tục tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến khi không còn thông tin về hài cốt liệt sĩ, mộ liệt sĩ.

Đại tá Phạm Viết Khánh - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh trao giấy chứng nhận cho các thương binh.

Những năm qua, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương và chỉ đạo lực lượng vũ trang tỉnh phối hợp thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Đồng thời, thiết thực tri ân đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, đối tượng chính sách và người có công trên địa bàn.

Lãnh đạo xã Lang Thíp thăm hỏi, động viên và tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn xã nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Hiện nay, huyện Văn Yên có 801 đối tượng chính sách là người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người hoạt động cách mạng trước năm 1945, quân nhân xuất ngũ, Mẹ Việt Nam Anh hùng, thanh niên xung phong... đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải tặng quà bà Vàng Thị Pàng, vợ liệt sĩ ở bản Háng Đề Đài, xã Khao Mang.

Huyện Mù Cang Chải hiện có 25 đối tượng là gia đình chính sách và người có công; trong đó có 2 vợ liệt sĩ, 2 thương binh, còn lại là người thờ cúng liệt sĩ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục