Thỏa niềm mong mỏi của người vợ liệt sỹ

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/7/2017 | 1:42:40 PM

YBĐT - Gần 600 chiến sĩ Sư đoàn 356 đã hy sinh trong trận đánh để bảo vệ vùng biên cương Tổ quốc tại Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang. Trong đó có liệt sỹ Hà Xuân Hiền - chồng bà Hà Thị Dung, ở xã Đồng Khe, huyện Văn Chấn. Vì thế, bao năm qua bà Dung vẫn đau đáu một niềm mong mỏi được thăm lại mảnh đất chôn giữ lại một phần máu thịt của người chồng thân yêu.

Mẹ con bà Hà Thị Dung cùng các cựu chiến binh thắp hương tại đài hương 468 để tưởng niệm những người lính Vị Xuyên nằm lại chiến trường.
Mẹ con bà Hà Thị Dung cùng các cựu chiến binh thắp hương tại đài hương 468 để tưởng niệm những người lính Vị Xuyên nằm lại chiến trường.

Được biết vào ngày “giỗ trận” 12/7 năm nay đoàn cựu chiến binh của tỉnh Yên Bái tổ chức về thăm lại Vị Xuyên, bà Dung được mời đi cùng đoàn. Trước giờ lên đường bà Dung nhớ lại, hồi ấy cũng như các bạn cùng trang lứa, bà tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm về dạy học tại Trường số 1 thị trấn Nghĩa Lộ (nay là Trường THCS Đồng Khê, Văn Chấn) rồi kết duyên với anh Hà Xuân Hiền - kế toán tại Công ty Lương thực huyện Văn Chấn.

Chưa trọn vẹn hạnh phúc, đầu năm 1984 nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc chồng bà đã lên đường nhập ngũ vào Sư đoàn 356 tham gia chiến đấu tại Vị Xuyên, Hà Giang. Những lá thư anh gửi về vẫn kể về những chuyến tải đạn vào cao điểm và lại chuyển thương binh ra, những gian nan nơi chiến trận.

“Những tưởng sẽ có ngày gia đình được đoàn tụ, nào ngờ khi tôi mới sinh con được 24 ngày thì hay tin chồng hy sinh, chưa lấy được xác. Thương chồng, thương con thơ chưa một lần nhìn thấy mặt cha, tôi khóc ròng đến mờ cả mắt. Hai con ốm đau liên miên. Cháu Hà Văn Giang do sức khỏe yếu cũng đã bỏ tôi mà đi khi mới được 2 tuổi rưỡi. Chỉ còn lại cháu Hà Xuân Hải” - bà Dung nghẹn lại.

Ông Bùi Đức Hiền khi đó là Đại đội trưởng Trung đoàn 153, Sư đoàn 356 người trực tiếp phụ trách đồng chí Hà Xuân Hiền tiếp câu chuyện: Hiền là 1 trong 7 tiểu đội trưởng của Sư đoàn. Vì mình là người Yên Bái được tổ chức phân công cùng Sư đoàn với 7 anh em đều ở Yên Bái. Tôi với Hiền như anh em còn bởi vì vợ tôi và vợ Hiền dạy cùng trường, anh em đã hẹn hết chiến tranh sẽ cùng nhau trở về. Thế mà Hiền đã hy sinh trong trận đánh tháng 10/1984.

Trận đánh đó bắt đầu từ ngày 23/10/1984, tôi nhận lệnh của Trung đoàn trưởng Hoàng Minh Toại làm nhiệm vụ trinh sát và đưa đơn vị vào lấn dúi tại Cao điểm 685. Ngày 25, tôi cùng 2 trung đội trưởng, 1 tiểu đội trưởng là đồng chí Hà Xuân Hiền cùng 76 chiến sỹ chia làm 3 mũi tiến vào hang Hàng Lò, đường đi toàn đá tai mèo, lởm chởm, sắc nhọn, đoạn đường chưa đầy 1km mà chúng tôi phải đi mất 2 tiếng đồng hồ.

Tới đó, đạn súng AK, đại liên bắn xối xả, sư đoàn tôi bị phục kích nhiều người bị bắt sống và bị bắn chết, trong đó có đồng chí Hà Xuân Hiền.

Nhiều ngày chúng tôi tìm mọi cách để lấy xác các tử sỹ nhưng không lấy được. Đồng chí Sơn phải giả chết 12 tiếng mới lại gần được tới xác Hiền, nhưng quân địch gài đầy thuốc nổ vào xác Hiền nên chúng tôi không thể lấy ra được vì lúc đó có lệnh không được nổ mìn.

Đến giáp tết Âm lịch năm 1985, nhận lệnh của Trung đoàn, đơn vị tôi rút quân khỏi Vị Xuyên. Sư đoàn khi đó phải dùng 6 quả ĐH 10 (mìn định hướng) đánh mở cửa cho bộ binh vào lấy xác đồng chí Hiền ra. Khi đó đồng chí Hiền mặc bộ quần áo Tô Châu, đi một đôi tất đỏ, đôi dày cao cổ, tôi còn dặn đi dặn lại anh em đây là đồng chí Hà Xuân Hiền quê Văn Chấn.

"12 giờ đêm, 6 anh em tôi lấy được 12 liệt sỹ ra khỏi cao điểm, được rút xuống hang Hàng Lò rồi cùng các tiểu đội vượt sông về Hà Giang. Hôm đó đã là mùng 1 tết, các mẹ các chị đã gói bánh chưng và đun nước cho chiến sĩ tắm. Từ khi ra quân, đến năm 2016 tôi mới liên lạc được với vợ con Hiền, biết hài cốt Hiền đã được chuyển về quê Văn Chấn" - ông Hiền kể.

Hơn 30 năm thờ chồng, nuôi con giờ mái tóc bà Dung đã điểm bạc. Cuộc sống cũng dần ổn định nhờ sự vượt lên của bà và sự giúp đỡ của bà con chòm xóm, bạn bè đồng nghiệp, chính quyền địa phương.

Năm 2013, bà Dung cũng đã được Nhà nước hỗ trợ làm ngôi nhà kiên cố. Mái ấm ấy cũng đã có thêm 2 thành viên mới là cô con dâu và đứa cháu nội kháu khỉnh. Nỗi đau đã dần nguôi ngoai, đặc biệt chuyến về thăm lại mặt trận năm xưa nơi người chồng đã anh dũng hy sinh cũng đã khiến bà Dung phần nào nguôi đi niềm day dứt.

Minh Huyền

Các tin khác
Từ nay đến năm 2030, thực hiện tìm kiếm, quy tập được khoảng 15.000 hài cốt liệt sĩ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu từ nay đến năm 2030, thực hiện tìm kiếm, quy tập được khoảng 15.000 hài cốt liệt sĩ; hoàn thành việc tìm kiếm, quy tập và kết luận khu vực, địa bàn có thông tin mộ liệt sĩ tập thể; từ năm 2031 trở đi, tiếp tục tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến khi không còn thông tin về hài cốt liệt sĩ, mộ liệt sĩ.

Đại tá Phạm Viết Khánh - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh trao giấy chứng nhận cho các thương binh.

Những năm qua, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương và chỉ đạo lực lượng vũ trang tỉnh phối hợp thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Đồng thời, thiết thực tri ân đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, đối tượng chính sách và người có công trên địa bàn.

Lãnh đạo xã Lang Thíp thăm hỏi, động viên và tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn xã nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Hiện nay, huyện Văn Yên có 801 đối tượng chính sách là người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người hoạt động cách mạng trước năm 1945, quân nhân xuất ngũ, Mẹ Việt Nam Anh hùng, thanh niên xung phong... đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải tặng quà bà Vàng Thị Pàng, vợ liệt sĩ ở bản Háng Đề Đài, xã Khao Mang.

Huyện Mù Cang Chải hiện có 25 đối tượng là gia đình chính sách và người có công; trong đó có 2 vợ liệt sĩ, 2 thương binh, còn lại là người thờ cúng liệt sĩ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục