Những thanh niên trồng rau sạch

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/12/2015 | 9:42:29 AM

YBĐT - Câu chuyện về hai thanh niên trẻ Phạm Văn Cường, sinh năm 1989 và Trần Văn Quân, sinh năm 1990 ở thôn 6, xã Đại Phác (Văn Yên) mạnh dạn đầu tư tiền tỷ để xây dựng, thành lập Hợp tác xã Thanh niên Q&C chuyên sản xuất rau, củ quả sạch là hiếm, nhất là đối với một tỉnh miền núi như Yên Bái.

Đến nay, Hợp tác xã Thanh niên Q&C có gần 2,9 ha đất chuyên sản xuất rau, củ, quả sạch.
Đến nay, Hợp tác xã Thanh niên Q&C có gần 2,9 ha đất chuyên sản xuất rau, củ, quả sạch.

Được thông báo trước, Cường và Quân chờ chúng tôi ở nông trại. Pha vội ấm trà mời khách, Cường bật mí về cơ duyên với nghề trồng rau: “Trước khi đến mô hình này, chúng tôi đã trải qua nhiều nghề như: lái xe, sửa xe máy, đại lý gas, xưởng cơ khí... nhưng tất cả đều thu nhập bấp bênh, không ổn định. Nhận thấy đất đai của địa phương khá màu mỡ, trong khi đó, qua các phương tiện thông tin đại chúng thấy ngày càng có nhiều vụ ngộ độc thức ăn do ăn rau không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc... nên chúng tôi đã nảy ra ý tưởng trồng rau sạch để cung cấp ra thị trường”.

Nói là làm, Cường và Quân khăn gói lên đường đến các vùng trồng rau sạch nổi tiếng như: Mộc Châu (Sơn La), Tam Dương (Vĩnh Phúc), Gia Lâm (Hà Nội)... để học hỏi kinh nghiệm về sản xuất rau sạch. Cùng với quỹ đất của nhà, đến nay, Cường và Quân đã thuê, chuyển đổi được 2,9 ha đất làm mô hình sản xuất rau, củ, quả sạch với các giống như: cà chua, bí đỏ, bí xanh, bầu, đỗ, đậu, dưa chuột, củ cải và rau ăn lá... được người dùng tin tưởng cao.

Rau sạch của Hợp tác xã Thanh niên Q&C được người dân tin dùng.

Cầm mớ rau cải thìa xanh mơn mởn, anh Cường phấn khởi khoe: “Trời không phụ công người. Ngay lứa đầu, chúng tôi cũng thu hoạch về hơn 10 tấn, trung bình mỗi tấn bán ra thị trường cũng được 10 triệu đồng”. Nghe mà mừng thầm, thán phục nghị lực của hai chàng trai trẻ ở vùng nông thôn còn khó khăn này. Ở cái tuổi 24, 25 mà trong tay họ đang sở hữu một hợp tác xã chuyên sản xuất rau, củ, quả sạch, mỗi lứa cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho 8 - 12 lao động. Khi được hỏi về trồng rau có khó không, Cường và Quân đồng thanh bảo:

“Không khó. Chỉ có điều nghề trồng rau chẳng khác gì nuôi con mọn, phải luôn tay, luôn chân”. Nói xong, hai bạn trẻ dẫn tôi đi tham quan nông trại. Từng luống cà chua, dưa chuột... được bố trí bài bản. Miệng nói, tay làm, các anh nhặt từng cụm cỏ mọc xen kẽ trong các khóm rau, bắt từng con sâu bám trên lá cải thìa rất chuyên nghiệp.

- Sao không phun thuốc cho đỡ cỏ mọc và sâu ăn? - tôi hỏi.

- Ban đêm, chúng tôi dùng ánh sáng điện để bắt sâu, bọ và các loại côn trùng khác, đồng thời chế các dược phẩm sinh học như ớt, tỏi, nước vôi... để phòng trừ sâu, bệnh. Cách này rất hiệu quả lại không gây độc hại đến người tiêu dùng - Quân và Cường cười và chỉ tay vào chậu nước, phía trên có bóng điện.

- Bí quyết thành công trong nghề trồng rau là gì?

- Phải biết chọn giống tốt, chế độ phân bón hợp lý và xem từng cây rau như chính đứa con tinh thần của mình. Ngoài ra, phải biết dự đoán tốt về thời tiết để có kế hoạch phòng, chống - không ngần ngại Cường trả lời ngay.

Đang mải mê trao đổi về kinh nghiệm trồng rau với Cường thì chuông điện của Quân reo:

- Alô! Em lấy cho chị 10 kg cải thìa nhé!

- Vâng! Chị chờ 15 phút nhé.

Mới vụ đầu tay mà người dân trong vùng và các xã lân cận đã biết đến thương hiệu của Hợp tác xã Thanh niên Q&C. Đến nay, nhiều trường học đã đặt hàng cung cấp thực phẩm cho học sinh. Cô giáo Phạm Thị Phương - giáo viên Trường Mầm non Đại Sơn cho biết: “Được biết, đây là hợp tác xã sản xuất rau sạch, nhà trường đã đặt 8 kg/tuần để phục vụ cho các cháu. Ăn rau ở đây rất yên tâm, chúng tôi không lo bị ngộ độc nên ngoài ra việc đặt rau cho nhà trường, các cô giáo trong trường đều mua về ăn”. Tuy nhiên, hợp tác xã vẫn chỉ cung cấp tại chỗ và một số trường học đặt hàng. Vì vậy, khi đã hình thành được vùng sản xuất chuyên canh về rau sạch, đầu ra cho sản phẩm vẫn là bài toán mà những thanh niên này cần được các ngành chức giúp đỡ. Dù phía trước còn gặp nhiều khó khăn và thử thách nhưng tôi tin, với ý chí của những thanh niên trẻ dám nghĩ, dám làm sẽ biến mỗi tấc đất thành một tấc “vàng”.

Văn Tuấn

Các tin khác
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng Huân chương Lao động cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016 -2021 tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái lần thứ X, năm 2020.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành Văn bản số 2636/UBND-NCPC về việc phát động phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2021 - 2025. Nội dung như sau:

Với sự triển khai quyết liệt của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể cùng sự vào cuộc tích cực của người dân trong thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động đã tạo khí thế thi đua sôi nổi trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, toàn tỉnh có 64 xã đạt chuẩn NTM, bằng 42,7% số xã; bình quân đạt 13,5 tiêu chí/xã, tăng 5,83 tiêu chí so với giai đoạn 2010 - 2015. Dự kiến hết năm 2020, toàn tỉnh có 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 50,7% số xã, vượt hơn 3 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Sáng nay 20/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, tỉnh Yên Bái đã tổ chức trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X - năm 2020. Sau phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Giàng A Tông đã phát biểu hưởng ứng các nội dung của phong trào thi đua trong 5 năm tới. Báo Yên Bái trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung phát động.

Sáng nay 20/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, tỉnh Yên Bái đã tổ chức trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X - năm 2020. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025. Báo Yên Bái trân trọng đăng toàn văn nội dung phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục