Kỳ tích của nỗ lực và đam mê

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/1/2017 | 11:51:39 AM

YBĐT - Đến với bộ môn cầu lông ở tuổi 30 đơn giản chỉ là để rèn luyện sức khỏe song có lẽ năng khiếu trời sinh và cái duyên với giải đã đưa chị Hoàng Thị Mai Hòa - giáo viên Mỹ thuật của Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình trở thành vận động viên (VĐV) tên tuổi trong làng thể thao của tỉnh Yên Bái nói riêng. Đặc biệt, tại các giải thể thao gia đình toàn quốc, nhiều năm liên tục, gia đình chị luôn giành được những bộ Huy chương Vàng (HCV) danh giá…

Bộ sưu tập huy chương của gia đình chị Hòa.
Bộ sưu tập huy chương của gia đình chị Hòa.

Nghe chuyện cặp vợ chồng giáo viên Nhạc - Họa lại chính là những VĐV cầu lông tên tuổi nhất tỉnh, tôi không khỏi tò mò. Tiếp chuyện chúng tôi trong căn nhà nhỏ ấm cúng, chị Hòa bộc bạch: “Gia đình mình 4 người đều là 4 VĐV xuất sắc ở bộ môn cầu lông. Nếu tính VĐV nữ trẻ thì hiện tại 2 cô con gái của mình đang là những vận động viên nữ trẻ xuất sắc nhất tỉnh. Cả nhà cùng đam mê môn cầu lông, gắn bó với bộ môn thể thao này hơn chục năm rồi nay, mà năm nào cũng cùng nhau tham gia thi đấu giải thể thao gia đình toàn quốc. Dẫu không phải là nghề nhưng đam mê và vinh quang cũng từ đấy”.

Chạm tuổi 30 mới bắt đầu cầm vợt, chẳng chút kỹ thuật chuyên môn, thế nhưng chỉ sau chưa đầy 3 tháng tập luyện, chị Hòa đã mang về cho mình những giải thưởng nho nhỏ ở cấp huyện. Là giáo viên dạy mỹ thuật của Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, chị Hòa là giáo viên dạy giỏi cấp trường.

Năm học 2015 - 2016, chị đã hướng dẫn 1 học sinh đạt giải Khuyến khích cấp quốc gia Cuộc thi vẽ Bản làng quê em; 1 học sinh đạt giải Nhất cấp huyện Cuộc thi vẽ Vì màu xanh quê hương. Cái duyên của nghề tay trái và năng khiếu thể thao bẩm sinh đã giúp chị đạt được rất nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng, huấn luyện cho học sinh tham gia hội thi thể thao các cấp của ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái.

Năm 2012, chị Hòa đã trực tiếp làm huấn luyện viên môn cầu lông cho học sinh của huyện tham gia Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Yên Bái lần thứ X đạt 8 HCV, 4 Huy chương Bạc (HCB). Huấn luyện cho 4 học sinh của trường thi đấu môn cờ vua tại Hội thi Thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú tỉnh 2014 đạt 1 HCV, 1 HCB, 1 Huy chương Đồng (HCĐ). Năm 2015, chị phụ trách huấn luyện cho học sinh của trường tham gia Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Yên Bái lần thứ XI đạt 29 huy chương các loại, trong đó có 4 HCV, 15 HCB; ngoài ra, huấn luyện cho học sinh 2 trường THCS thị trấn Yên Bình và thị trấn Thác Bà đạt gần chục huy chương các loại…

Gắn bó với thể thao như thể nợ duyên, người phụ nữ nhỏ bé ấy đã truyền lửa đam mê cho cả chồng và 2 con gái, để rồi tạo dựng cho gia đình những kỳ tích thể thao hiếm có. Ở giải đấu cấp quốc gia, đặc biệt trong 5 năm liên tục, từ năm 2012 đến nay, gia đình chị Hòa luôn giành HCV nội dung đôi mẹ - con gái tại Giải Cầu lông gia đình toàn quốc. Kỳ tích ấy đã đưa gia đình chị nhiều năm được vinh danh là gia đình thể theo tiêu biểu của tỉnh.

Với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên nghiệp, chị Hòa trở thành huấn luyện viên thể thao của trường. 

Anh Lương Văn Hải - chồng chị Hòa chia sẻ: “Gia đình mình đến với thể thao cũng với quan niệm sống “Sức khỏe là vàng, có sức khỏe là có tất cả”. Ngoài thời gian giảng dạy trên lớp, chiều về rảnh rỗi là hai vợ chồng lại đi tập luyện cầu lông. Vợ mình chính là huấn luyện viên của 2 con gái. Cháu lớn từ khi mới học lớp 3 tham gia thi đấu cùng với mẹ ở các giải đấu lớn của tỉnh và quốc gia đã có giải lớn mang về; cháu thứ hai, thi đấu có giải là khi học lớp 7…

Nói về giải thưởng của gia đình mình thì nhiều lắm. Ngoài các giải đôi mẹ con, đôi nam nữ mình đánh cùng con gái thì vợ chồng mình đạt rất nhiều giải nhất, nhì nội dung đôi vợ chồng tại các giải thi đấu cầu lông của tỉnh và toàn quốc”. Theo những gì anh Hải, chị Hòa chia sẻ thì chỉ riêng cô con gái lớn Lương Thạch Thảo - hiện đang là sinh viên đại học năm thứ 2 với thâm niên gần chục năm thi đấu các giải cầu lông cấp tỉnh và cấp quốc gia đã đóng góp tới gần chục bộ huy chương các loại vào bảng vàng thành tích thể thao của gia đình.

Như để minh chứng cho những gì vừa nói, anh Hải chúng tôi xem cả một tủ chỉ toàn huy chương, cờ, bằng khen thành tích xuất sắc tại các giải thi đấu cầu lông cấp tỉnh và cấp quốc gia của gia đình. Chỉ nhìn thôi cũng đã khiến tôi không khỏi choáng ngợp. Xếp từng bộ lên bàn, chị Hòa bảo: “Chỗ này có tới mấy cân huy chương đấy. Nhiều VĐV cả đời chỉ mong phấn đấu có được một, hai bộ huy chương như thế này thôi cũng đã là rất khó khăn. Để kể ra thì nhiều giải lắm, lâu dài mình sẽ làm một phòng lưu niệm để lưu giữ những thành tích thể thao của cả gia đình”.

Cô giáo Hoàng Thị Mai Hòa hướng dẫn học sinh trong giờ Mỹ thuật.

Được biết từ năm 2010 đến năm 2015, tham gia thi đấu giải thể thao các cấp, chỉ riêng chị Hòa đã giành 5 huy chương toàn quốc, 15 HCV, 18 HCB, 6 HCĐ cấp tỉnh. Hàng năm tham gia các giải thi đấu cầu lông cấp tỉnh, gia đình chị giành hàng chục giải mỗi năm, chủ yếu là giải nhất và giải nhì. Năm 2016, chị giành tới 6 giải Nhất, Nhì tại các giải đấu như Hội thi Thể thao quốc phòng toàn dân năm 2016; Giải vô địch cầu lông tỉnh Yên Bái năm 2016; FLEET mở rộng các câu lạc bộ thành phố Yên Bái; đoạt HCV nội dung đôi mẹ - con gái tại Hội thi Thể thao gia đình toàn quốc năm 2016. Đến nay, cả gia đình chị đã có trong tay 7 bộ HCV (mỗi bộ 2 chiếc); 2 bộ HCB; 2 bộ HCĐ - một kỳ tích không dễ có trong làng thể thao chuyên nghiệp mà chị, chồng và 2 con gái đều là những người chơi thể thao nghiệp dư, chỉ với đam mê và nỗ lực chinh phục kỳ tích của chính mình.

Không ngừng tiếp lửa đam mê hội họa, đam mê thể thao, rèn luyện sức khỏe cho các con, nhất là những lứa học sinh yêu quý, kỳ tích thể thao của gia đình đôi vợ chồng giáo viên Nhạc - Họa ấy đóng góp không nhỏ vào thành tích thể thao chung của tỉnh Yên Bái nói chung, huyện Yên Bình và ngành giáo dục và đào tạo nói riêng. Gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội, sự tỏa sáng của những gia đình thể thao tiêu biểu sẽ là động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ phong trào thể thao quần chúng ở địa phương.

Minh Thúy

Các tin khác
Các già làng, trưởng bản ở Trạm Tấu tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

YBĐT - Là một trong số 62 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu có trên 31.000 người, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm đa số, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm trên 75%.

Gia đình anh Trần Văn Phùng ở thôn 10, xã Đại Lịch phát triển kinh tế từ cây cam sành, quýt sen, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. (Ảnh: Ngọc Đồng)

YBĐT - Vượt qua đèo Din, chúng tôi về xã Đại Lịch anh hùng nơi vừa mới đây thôi Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã tưng bừng, phấn khởi ra mắt xã nông thôn mới. Tất cả đã đổi thay, từ những con đường, dòng mương, những nếp nhà khang trang bên cánh đồng hay vạt đồi xanh ngắt của đồng bào người Tày, người Kinh... Cuộc sống mới, ngày mới đang về trên quê hương người anh hùng, liệt sỹ Hoàng Văn Thọ.

Anh Bùi Sỹ Tới bên sản phẩm cơ khí do mình chế tạo.

YBĐT - Chẳng phải ngẫu nhiên anh nông dân hiền lành chất phác Bùi Sỹ Tới chỉ học hết trung học cơ sở lại vinh dự được Thủ tưởng Chính phủ tặng bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác của các bộ, ngành trung ương, địa phương. Anh đã có những sáng kiến đóng góp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm máy cày mi ni canh tác trên địa hình ruộng bậc thang, đồi núi cao.

Cô dâu, chú rể người dân tộc Mông (Trạm Tấu) nhận chén rượu chúc phúc từ người thân trong gia đình.

YBĐT - Ông Lao bồi hồi tâm sự thêm: “Ngày xưa cũng chỉ vì thách cưới mà 2 vợ chồng mình đã phải làm lụng vất vả hàng chục năm mới trả hết nợ nên khi có chủ trương xây dựng nếp sống mới mình thấy rất phù hợp và áp dụng luôn”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục