Xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung: “Bài toán” của địa phương và doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/9/2017 | 7:59:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có trên 720 hộ tham gia giết mổ (điểm giết mổ) nhỏ lẻ nằm phân tán xen kẽ trong khu dân cư và đa phần không có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh. Công tác kiểm soát giết mổ động vật không thể thực hiện được theo quy trình. 

Gia cầm được giết mổ ngay tại Chợ nông sản Mường Lò.
Gia cầm được giết mổ ngay tại Chợ nông sản Mường Lò.

Nguyên nhân chính là do tỉnh thiếu cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Việc xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã được tỉnh triển khai nhưng gặp khó khăn và đâu là giải pháp?

Bên cạnh đó, công tác kiểm soát giết mổ động vật không thể thực hiện được theo quy trình. Nguyên nhân chính là do tỉnh thiếu cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Việc xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã được tỉnh triển khai nhưng gặp khó khăn và đâu là giải pháp?

Thực trạng giết mổ gia súc, gia cầm

Thị xã Nghĩa Lộ là một trong những địa bàn có nhiều điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhiều nhất của tỉnh. Từ 4 giờ sáng, chúng tôi có mặt tại một khu vực giết mổ ở phường Pú Trạng. Nói là khu vực giết mổ, nhưng đó là một cái lán dựng tạm bợ,  Không có bảo hộ lao động và các thợ mổ lợn thường nhanh tay vật những con lợn hàng tạ ra sàn gạch chọc tiết, tiếng lợn kêu eng éc đinh tai. Máu, phân lợn được dồn xuống  rãnh thoát nước thải dẫn ra con mương đầu ngõ. Sau chừng 1 giờ đồng hồ,  hàng chục con lợn được xẻ thịt nằm ngổn ngang.
 
Quan sát bằng mắt thường, chúng tôi thấy địa điểm giết mổ này không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và rất dễ làm lây lan dịch bệnh. Ngay sau khi xẻ thịt lợn, chủ lò mổ cho 5 - 7 con lợn lên xe máy, không che phủ, không qua kiểm dịch rồi vận chuyển ra chợ Mường Lò - đầu mối mua bán thịt lợn lớn nhất phía Tây tỉnh Yên Bái. 

Theo số liệu của cơ quan thú y, trên địa bàn thị xã có 36 địa điểm giết mổ gia súc. Mỗi ngày các hộ giết mổ từ 100 đến 150 con  lợn và những ngày lễ lớn lên đến 300 con lợn.

Đúng 7 giờ sáng, chúng tôi đến khu chợ C của khu Chợ nông sản Mường Lò. Hàng trăm con gia cầm được bày bán. Gà, vịt, ngan, ngỗng ngoài được các thương lái nhập về từ khắp nơi thì ở đây các gia đình nuôi nhỏ lẻ cũng đem bán một vài con để lấy tiền chi tiêu. Bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu mua, mổ thịt, các thương lái đều đáp ứng. 

Khu mổ gia cầm được Ban Quản lý chợ quy hoạch tạm bợ vào một góc sau nhà vệ sinh. Tất cả hàng trăm con gia cầm bày bán ở đây chưa qua kiểm dịch. Với phương thức giết mổ nhỏ lẻ, các thương lái thường trốn tránh được nhiều khoản phí. Đây là trở ngại lớn trong quá trình xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung ở thị xã Nghĩa Lộ.

Kết quả điều tra năm 2017, toàn tỉnh có trên 720 hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, trong đó có 24 hộ giết mổ trâu, bò; 626 hộ giết mổ lợn và 70 hộ giết mổ gia cầm. Các hộ giết mổ rất nhỏ lẻ, thường 1 - 3 con lợn/ngày và 10 - 20 trâu bò/hộ/tháng. Hộ giết mổ có quy mô lớn trên 5 lợn/ngày là 16 hộ, tập trung chủ yếu tại thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ. 

Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm tại các hộ giết mổ, được tiến hành tại các gia đình, do đó công tác kiểm soát giết mổ gặp khó khăn, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, tác động xấu đến môi trường, khả năng xuất hiện mầm mống gây bệnh rất cao.

Theo cán bộ thú y thị xã, trước mắt, để đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm thì cơ quan thú y thị xã đã căn cứ vào Khoản 1, Điều 69 của Luật Thú y năm 2015. Theo đó, trong trường hợp tại các vùng nông thôn, miền núi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung thì việc giết mổ động vật được thực hiện tại cơ sở nhỏ lẻ và phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y.
 
Cơ quan thú y đã yêu cầu các cơ sở giết mổ phải xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo qui định. Khi các cơ sở được cấp giấy chứng nhận công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, được ưu tiên việc lựa chọn cung cấp con giống. Sản phẩm có nhu cầu xuất bán được kiểm dịch nhanh trong 1 ngày theo qui định.
 
Khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp

Năm 2016, tỉnh Yên Bái đã xây dựng "Dự án Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030”.  Dự án được kỳ vọng sẽ thu hút các nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ sở giết mổ tập trung; cung cấp sản phẩm thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người, hạn chế dịch bệnh lây lan trên đàn gia súc, gia cầm; phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững và bảo đảm vệ sinh môi trường.

Theo Dự án này, tỉnh Yên Bái sẽ quy hoạch 11 điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở các huyện thị. Dự án đã được phê duyệt, nhưng trên thực tế việc đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung là rất khó khăn. Nguyên nhân thì ai cũng biết vì kinh phí nhà nước chưa có, trong khi đó, các địa phương không kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp. Theo tiến trình thực hiện Dự án đến nay, tỉnh chưa xây dựng được 1 khu giết mổ tập trung nào.

Tại thị xã Nghĩa Lộ, theo Dự án Quy hoạch cơ sở giết mổ của tỉnh Yên Bái đối với thị xã, cơ sở giết mổ tập trung đặt tại thôn Ả Hạ, xã Nghĩa Phúc. Địa điểm này là phù hợp, đầy đủ các điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở giết mổ như: vị trí, quỹ đất, đường giao thông, điện, nước, xử lý môi trường... nhưng khó nhất là huy động được vốn đầu tư của các doanh nghiệp. 

Thị xã triển khai khảo sát và kêu gọi đầu tư, nhưng đến nay vẫn chưa một doanh nghiệp nào đăng ký. Như vậy, nhiều năm nữa khu giết mổ này vẫn có thể chưa được xây dựng.

Tìm cách tháo gỡ từng vấn đề, thị xã Nghĩa Lộ đã căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, để có chính sách cụ thể quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất để đầu tư sản xuất, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung. Thị xã cũng tuân thủ theo hướng chỉ đạo của tỉnh về chính sách hỗ trợ đất đai.
 
Cụ thể, nhà đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung nếu được Nhà nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó, miễn tiền thuê đất. Nhà đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi được hỗ trợ tiền thuê đất…

Được biết, tỉnh cũng có chủ trương hỗ trợ chi phí vận hành công trình xử lý chất thải trong hàng rào được đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách Nhà nước trong 2 năm đầu đưa công trình vào khai thác sử dụng. Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ các doanh nghiệp và các cơ sở lưu thông phân phối, đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cửa hàng bán thịt đảm bảo vệ sinh, nhằm tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm giết mổ công nghiệp.
 
"Thảm đỏ mời đầu tư đã trải”, nhưng trên thực tế, bài toán của các doanh nghiệp muốn đầu tư là phải có lãi. Muốn có lãi thì các cơ sở giết mổ phải phát huy hết công suất. Có nghĩa là, tất cả các thương lái giết mổ động vật phải tập trung về cơ sở. Điều này, nhiều địa phương chưa dám hứa. Như vậy, các doanh nghiệp khoanh tay đứng nhìn là sự đương nhiên.

Khó khăn nữa đối với huyện thị đó là, nhân lực tại các cơ sở giết mổ. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nếu được đưa vào vận hành thì bộ máy quản lý tối thiểu phải có, đó là kiểm dịch viên trạm chăn nuôi và thú y thực hiện kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y hoặc do thú y xã, phường thực hiện kiểm dịch; kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, dưới sự giám sát về kỹ thuật của trạm chăn nuôi và thú y huyện, thị. Mỗi cơ sở giết mổ tập trung phải có phòng thú y và trang bị một số dụng cụ xét nghiệm ký sinh trùng, dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, hóa sinh và bảo quản mẫu.
 
Các cơ sở giết mổ tập trung phải có phòng thú y, với đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ lấy mẫu và bảo quản mẫu xét nghiệm. Mỗi cơ sở giết mổ tập trung cần 1 - 2 cán bộ thú y trực tiếp làm công tác kiểm soát giết mổ... Bởi vậy, nếu trong một vài năm tới, các cơ sở giết mổ tập trung được xây dựng thì công tác vận hành gặp khó khăn vì thiếu cán bộ chuyên môn lại là một vướng mắc.

Có lẽ, để xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, tỉnh Yên Bái đã đặt ra giai đoạn từ nay đến năm 2020. Thời gian thực hiện còn rất dài, điều cần làm lúc này là các huyện, thị phải thường xuyên phổ biến rộng rãi những quy định của Nhà nước về giết mổ, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm. 
 
Đồng thời, mở các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm giết mổ tập trung thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết các cơ sở thực hiện tốt, kiên quyết tẩy chay các cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực giết mổ, kinh doanh sản phẩm thịt gia súc, gia cầm. Từ đó, giúp cho người tiêu dùng nhận thức được tác hại của thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, dần dần chiếm lĩnh thị trường.

Nguyễn Nhật Thanh

Các tin khác
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng Huân chương Lao động cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016 -2021 tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái lần thứ X, năm 2020.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành Văn bản số 2636/UBND-NCPC về việc phát động phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2021 - 2025. Nội dung như sau:

Với sự triển khai quyết liệt của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể cùng sự vào cuộc tích cực của người dân trong thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động đã tạo khí thế thi đua sôi nổi trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, toàn tỉnh có 64 xã đạt chuẩn NTM, bằng 42,7% số xã; bình quân đạt 13,5 tiêu chí/xã, tăng 5,83 tiêu chí so với giai đoạn 2010 - 2015. Dự kiến hết năm 2020, toàn tỉnh có 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 50,7% số xã, vượt hơn 3 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Sáng nay 20/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, tỉnh Yên Bái đã tổ chức trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X - năm 2020. Sau phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Giàng A Tông đã phát biểu hưởng ứng các nội dung của phong trào thi đua trong 5 năm tới. Báo Yên Bái trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung phát động.

Sáng nay 20/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, tỉnh Yên Bái đã tổ chức trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X - năm 2020. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025. Báo Yên Bái trân trọng đăng toàn văn nội dung phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục