Nắng mới trên Bản Mù

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/9/2017 | 6:55:40 AM

YBĐT - Nhắc đến xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, mọi người thường nghĩ đến một bản làng mịt mù sương trắng, đói, nghèo, lạc hậu với di cư tự do, trồng thuốc phiện, buôn bán lâm sản trái phép, không điện, không đường. Nhưng đó là một Bản Mù của nhiều năm về trước. Nay, Bản Mù đã sáng. 

Lãnh đạo huyện Trạm Tấu vận động người dân gieo trồng ngô đồi thay lúa nương tại xã Bản Mù.
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu vận động người dân gieo trồng ngô đồi thay lúa nương tại xã Bản Mù.

Con đường bê tông về Khấu Ly thênh thang. Nắng thu trải dài trên những thửa ruộng bậc thang xanh mơn man. Những ngôi nhà người Mông lợp phibroximăng trắng nằm bình yên dưới những tán rừng xanh ngút ngàn. Chân đồi là lúa, lưng đồi là rừng, ven suối là những thân cỏ voi mỡ màng. Ơn Đảng, ơn Bác Hồ vì đã mang đến cho đồng bào vùng cao độc lập, tự do, người Mông Khấu Ly phát huy truyền thống yêu nước thi đua lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, giàu đẹp hơn.

Trong cái nắng hanh đầu thu tháng 9, gia đình anh Giàng A Nủ tất bật hơn mọi ngày. Đám trẻ bước vào năm học mới, nhà chỉ có hai vợ chồng với gần 1 ha ngô xuân hè đã cho thu hoạch. Hai vợ chồng mồ hôi ướt đầm đìa nhưng cười phớ lớ.

Anh Nủ cất giọng sang sảng chia sẻ: "Trước đây, chỉ làm để ăn nên làm ít thôi, no là được. Vì có làm ra cũng chẳng biết mang đi đâu mà bán. Nay đường ô tô về tận nhà rồi, mùa ngô, mùa lúa, mùa khoai sọ, táo mèo, thậm chí nuôi con gà, con lợn, con bò thì tư thương rồng rắn lên mua. Gia đình mình phải làm nhiều để có nông sản bán, no rồi thì làm giàu thôi cán bộ ạ! Giờ mỗi năm mình thu nhập đến cả trăm triệu đồng rồi đấy".
 
Anh Nủ cứ cười tít mắt thao thao: "Nghe ông mình kể, trước đây, ở đất này, thực dân Pháp đô hộ bắt dân đi phu xây đồn, ngày nào cũng tra tấn, bắt bớ dân mình, có người bị đánh đến chết, gà lợn nuôi được chúng cũng cướp hết. Nhờ có Đảng, có Bác Hồ, có bộ đội giúp dân đuổi giặc đi thì mình và con cháu mình mới được sống yên vui thế này. Vậy thì, yêu nước, yêu quê hương phải thi đua làm giàu cho bản thân và đất nước chứ!".

Vẫn dọc con đường bê tông uốn quanh những triền núi của  Khấu Ly huyền thoại với chiến tranh du kích đánh đuổi thực dân Pháp. Dấu tích của chiến tranh chỉ còn lại qua mảnh ghép ký ức rời rạc của những người già, trong lịch sử được con trẻ thuộc làu để thêm biết ơn và tin yêu vào Đảng, từ đó thi đua xây dựng nông thôn mới.
 
Cả bản Khấu Ly đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của Bản Mù. Trong 100 nóc nhà đã có nhiều hơn những nông dân làm kinh tế giỏi tiêu biểu như Giàng A Nủ, Giàng A Vảng, Giàng A Xà, đặc biệt là Giàng A Pua từ một hộ nghèo nhờ chăm chỉ lao động nay có 11 con trâu bò và đàn lợn nhiều vô kể. Anh Pua lẩm nhẩm rồi bảo: "Chẳng bao giờ đếm vì chúng nó nhiều quá. Khách đến mua thì bán, một năm được vài chục triệu đồng”.

Yêu quê hương, đồng bào Mông ở Khấu Ly đã bám bản, bám làng, khai hoang ruộng nước, biến ruộng đất khô cằn thành cánh đồng màu mỡ, xanh tươi, biến sản vật mình làm ra thành hàng hóa thị trường cần. Trưởng thôn Khấu Ly Giàng A Vàng cười: "Cán bộ thấy đấy, con trẻ đi học cả, dân nghèo được chăm lo từ cây, con giống đến cái thẻ khám, chữa bệnh. Vậy thì, chẳng yên tâm mà bám bản, bám làng quá đi chứ. So với cách đây 5 năm thôi, đời sống đã tiến bộ hơn rất nhiều rồi, chẳng cần phải so với thời đói khổ ông cha ta trước đây".
 
Người dân Khấu Ly có đường giao thông đẹp, những hộ ít ruộng đất thì mở quán kinh doanh như Giàng A Mua nay đã trở thành một hộ khá giả của thôn. Giàng A Mua cười bảo: "Ơn Đảng, ơn Bác Hồ thì dân mình phải tin tưởng vào đường lối của Đảng, thay đổi tư duy trong cách nghĩ, cách làm để làm giàu cho quê hương chứ".

Hòa chung niềm vui của người dân Khấu Ly vẫn trục đường bê tông uốn lượn như dải lụa khổng lồ ôm lấy đại ngàn Bản Mù, chúng tôi về trung tâm xã, vài chục mét lại gặp những chiếc ô tô tải loại nhỏ lên thu mua ngô, khoai sọ, táo mèo cho đồng bào trong xã. Nhà Giàng A Chu vừa bán được cả tạ khoai sọ nương cho thương lái, cười giòn tan: "Giờ sướng lắm, lên nương nhổ khoai về, khách đến tận nhà mua, vác lên ô tô là xong. Khoai sọ được giá, kiếm được tiền triệu rồi".

Cách đây 3 năm, Bản Mù là một địa phương được huyện đánh giá là kém hơn so với các địa phương khác, trì trệ từ lãnh đạo, điều hành, đến triển khai thực hiện. Để vực dậy chính quyền cơ sở xã Bản Mù, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị xã Bản Mù, ban đầu do đồng chí Nguyễn Văn Liễu - Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, sau đó là đồng chí Phạm Đăng Khoa - Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy làm Trưởng ban. Ban Chỉ huy Quân sự huyện là cơ quan thường trực, với nỗ lực cao độ của các cơ quan chuyên môn tham gia, giúp địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể.
 
 
Nhiều gia đình ở Bản Mù phát triển chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
 
Đồng chí Dương Văn Thạnh - Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện Trạm Tấu cho biết: "Các thành viên Ban Chỉ đạo đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của từng ngành phụ trách, thường xuyên có sự trao đổi thông tin, thông qua hoạt động của Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện. Đánh giá hoạt động từng tháng, trao đổi, rút kinh nghiệm, rà soát các chỉ tiêu đạt thấp để có hoạt động cụ thể trong tháng tiếp theo". Bằng cách làm "cầm tay chỉ việc", Đảng ủy, chính quyền xã Bản Mù bước ra khỏi "mối tơ vò" hoạt động hiệu quả hơn.
 
Đồng chí Giàng A Phông - Bí thư Đảng bộ xã Bản Mù bộc bạch: "Được sự hướng dẫn cụ thể từ Ban Chỉ đạo, chúng tôi như được chỉ đường trong hoạt động, khơi dậy được vai trò lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là trách nhiệm của đảng viên được phát huy. Vì vậy, các chỉ tiêu hàng năm đã đạt được mục tiêu đề ra".

Những cái khó trong công tác tuyên truyền được tìm ra lời giải, cơ sở chính trị xã Bản Mù như được khoác trên mình tấm áo mới. 90 ha rừng ở thôn Mông Si được trồng sơn tra - loại cây đang khẳng định hiệu quả kinh tế ở vùng núi đặc biệt khó khăn này.
 
Đặc biệt hơn, người dân đồng lòng trồng rừng bị thiệt hại do băng tuyết 275 ha. 64 thành viên đội cơ động bảo vệ rừng - phòng chống cháy rừng là con em của đồng bào trong xã được thành lập, làm việc bằng nhiệt huyết và tình yêu quê hương làng bản, nhờ vậy, những cánh rừng ở Bản Mù đã bình yên trở lại.
 
241 ha cây trồng vụ xuân, 270 ha cây trồng vụ mùa được thu hoạch và gieo trồng đúng khung lịch thời vụ. Kinh tế ổn định, văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến; tảo hôn, sinh con thứ 3 đều giảm; không có hôn nhân cận huyết thống. Các phong trào thi đua được phát động mạnh mẽ và rộng khắp, qua đó phát hiện và bồi dưỡng 21 quần chúng ưu tú tạo nguồn kết nạp Đảng, mới đây đã có 9 đồng chí vinh dự kết nạp Đảng.

Đồng chí Sùng A Lù - Chủ tịch UBND xã Bản Mù chia sẻ: "Đảng phát huy được vai trò lãnh đạo, cán bộ đảng viên gương mẫu đi đầu, dân tin và ủng hộ đúng là việc gì cũng thành công". Dẫu biết rằng, phía sau những thành công vẫn còn đó những khó khăn, trăn trở nhưng bằng những việc đã làm được, tin tưởng Bản Mù sẽ thành công hơn trên lộ trình xây dựng vùng cao thành nơi Đảng mạnh, dân giàu.          

Phương Thùy (Đài TT-TH Trạm Tấu)

Các tin khác
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng Huân chương Lao động cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016 -2021 tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái lần thứ X, năm 2020.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành Văn bản số 2636/UBND-NCPC về việc phát động phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2021 - 2025. Nội dung như sau:

Với sự triển khai quyết liệt của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể cùng sự vào cuộc tích cực của người dân trong thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động đã tạo khí thế thi đua sôi nổi trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, toàn tỉnh có 64 xã đạt chuẩn NTM, bằng 42,7% số xã; bình quân đạt 13,5 tiêu chí/xã, tăng 5,83 tiêu chí so với giai đoạn 2010 - 2015. Dự kiến hết năm 2020, toàn tỉnh có 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 50,7% số xã, vượt hơn 3 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Sáng nay 20/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, tỉnh Yên Bái đã tổ chức trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X - năm 2020. Sau phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Giàng A Tông đã phát biểu hưởng ứng các nội dung của phong trào thi đua trong 5 năm tới. Báo Yên Bái trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung phát động.

Sáng nay 20/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, tỉnh Yên Bái đã tổ chức trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X - năm 2020. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025. Báo Yên Bái trân trọng đăng toàn văn nội dung phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục