Tên gọi của các sở, cơ quan cấp tỉnh, huyện sau tinh gọn bộ máy

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/1/2025 | 2:14:50 PM

Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, sau hợp nhất, nhiều tên gọi của các cơ quan cấp tỉnh sẽ được giữ nguyên tên như Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở KH&CN...

Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, sau hợp nhất nhiều tên gọi của các cơ quan cấp tỉnh sẽ được giữ nguyên tên như Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở KH&CN
Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, sau hợp nhất nhiều tên gọi của các cơ quan cấp tỉnh sẽ được giữ nguyên tên như Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở KH&CN

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Công văn 05 của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 18 của Chính phủ (Ban Chỉ đạo của Chính phủ) hướng dẫn về việc bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Theo đó, căn cứ chủ trương của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã có công văn định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị các địa phương hoàn thiện phương án sắp xếp.

Giữ nguyên nhiều tên gọi cũ

Cụ thể, về tên gọi của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh sẽ giữ nguyên tên Sở Tài chính sau khi hợp nhất Sở KH&ĐT và Sở Tài chính; giữ nguyên tên Sở Nội vụ sau khi hợp nhất Sở LĐ-TB&XH và Sở Nội vụ.

Đồng thời, giữ nguyên tên Sở Xây dựng sau khi hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng. Trường hợp thực hiện phương án sáp nhập Sở QH-KT vào Sở Xây dựng thì giữ nguyên tên Sở Xây dựng.

Giữ nguyên tên Sở KH&CN sau khi hợp nhất Sở TT&TT và Sở KH&CN; giữ nguyên tên Sở VH-TT&DL sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở TT&TT.

Đáng chú ý, sẽ lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ.

Với các Sở, ngành khác tiếp tục giữ tên gọi như định hướng của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, cụ thể: Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Ngoại vụ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Văn phòng UBND cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh; Sở Du lịch; Sở QH-KT (đối với TP.HCM và TP Hà Nội), Sở An toàn thực phẩm (được thành lập tại các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù).

Đối với tên gọi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, giữ nguyên tên Phòng Nội vụ sau khi hợp nhất Phòng LĐ-TB&XH và Phòng Nội vụ. Cùng đó, thành lập Phòng Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Phòng Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Phòng Nội vụ,

Các Phòng chuyên môn khác tiếp tục giữ tên gọi như định hướng của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, cụ thể Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính – Kế hoạch; Thanh tra huyện; Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND cấp huyện; Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Phòng Nông nghiệp và Môi trường (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường ở quận); Phòng Y tế; Phòng GD&ĐT.

Chuyển một số nhiệm vụ sang công an các tỉnh, thành

Về điều chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của một số cơ quan cấp tỉnh, huyện, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo cũng nêu rõ,chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở TT&TT sang Sở VH-TT&DL.

Chuyển nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Sở LĐ-TB&XH sang Sở Nông nghiệp và Môi trường; ở cấp huyện, chuyển nhiệm vụ về giảm nghèo từ Phòng LĐ-TB&XH sang Phòng Nông nghiệp và Môi trường (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường ở quận).

Chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Sở LĐ-TB&XH sang Sở Y tế.

Riêng chức năng chỉ đạo, quản lý công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh, TP của Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, TP được chuyển về Ban Tổ chức Tỉnh ủy, bảo đảm tương đồng với việc sắp xếp ở Trung ương.

Chuyển các nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở LĐ-TB&XH sang Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp từ Sở Tư pháp sang Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.

Chuyển nhiệm vụ về sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Sở GTVT sang Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn, an ninh thông tin mạng từ Sở TT&TT sang Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị của địa phương hoàn thiện Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương và định hướng, gợi ý của Ban Chỉ đạo của Chính phủ.

Kèm theo đó là dự thảo Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời, chuẩn bị kỹ lưỡng phương án nhân sự, chế độ chính sách, trụ sở, tài chính, tài sản, trang thiết bị, con dấu và các điều kiện bảo đảm khác để trình cấp có thẩm quyền ban hành ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua.

Theo dự kiến Ban Chấp hành Trung ương sẽ họp vào ngày 23 và 24-01, Quốc hội sẽ họp trong khoảng thời gian từ ngày 12 đến 17-02. Việc này nhằm bảo đảm ngay sau khi bế mạc Kỳ họp Quốc hội, tỉnh ủy, UBND cấp tỉnh công bố các Quyết định về tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện để hoạt động ngay, không có khoảng trống pháp lý, liên tục, hiệu lực, hiệu quả.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu các địa phương khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, bảo đảm hoạt động đồng bộ với việc hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

"Trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan cần chú ý làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, bảo đảm duy trì và thực hiện tốt công việc thường xuyên, nhất là trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ” – hướng dẫn nêu và yêu cầu báo cáo gửi Bộ Nội vụ trước ngày 25-2.


(Theo PLO)

Các tin khác
Huyện Yên Bình công bố Nghị quyết sáp nhập 2 xã Yên Bình và Bạch Hà thành xã Bạch Hà tháng 12/2024

Yên Bái là một trong những địa phương đi đầu trong việc triển khai các mô hình tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh mới được Trung ương đánh giá cao.

Trụ sở Bộ Nội vụ (Ảnh: VGP).

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Ảnh minh họa

Cán bộ công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, được hưởng nhiều chính sách vượt trội theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Giờ xin nghỉ hưu sớm để tạo thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Dù còn thời gian công tác nhưng nhiều cán bộ, lãnh đạo ở miền Trung, Tây Nguyên đã tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi nhằm tạo thuận lợi trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục