Chấm điểm cải cách hành chính: Vấn đề cấp thiết ở Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/9/2016 | 7:11:04 AM

YBĐT - Năm 2015 là năm đầu tiên Yên Bái thực hiện chấm điểm cải cách hành chính các ngành, địa phương.

Sở Thông tin - Truyền thông là đơn vị đứng đầu bảng chỉ số CCHC các sở, ban, ngành năm 2015 với 84,8 điểm.
Sở Thông tin - Truyền thông là đơn vị đứng đầu bảng chỉ số CCHC các sở, ban, ngành năm 2015 với 84,8 điểm.

Cải cách hành chính (CCHC) được coi là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và sự hài lòng của người dân, tổ chức, năm 2015 là năm đầu tiên Yên Bái thực hiện chấm điểm CCHC các ngành, địa phương.

5 huyện, thị xã, thành phố đạt được từ 50 đến 75 điểm là: thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, huyện Yên Bình. 4 huyện đạt dưới 50 điểm là: Lục Yên, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Trạm Tấu.

Việc chấm điểm các ngành, địa phương được thực hiện theo Bộ chỉ số CCHC của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh. Điểm số đánh giá chỉ số CCHC của các cơ quan, đơn vị, địa phương là kết quả tổng điểm thẩm định báo cáo qua tài liệu kiểm chứng và qua điều tra xã hội học (ĐTXHH), sau đó được thẩm định.

Thang điểm đánh giá chỉ số CCHC các sở, ban, ngành là 100 điểm, trong đó, điểm tự đánh giá qua tài liệu kiểm chứng là 57/100 điểm; điểm đánh giá qua ĐTXHH là 43/100 điểm. Thang điểm đánh giá chỉ số CCHC của UBND các huyện, thị xã, thành phố là 100 điểm, trong đó, điểm tự đánh giá qua tài liệu kiểm chứng là 61/100 điểm; điểm đánh giá qua ĐTXHH là 39/100 điểm.

Chỉ số CCHC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các địa phương thể hiện trong 8 lĩnh vực gồm: công tác chỉ đạo điều hành CCHC; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Các sở, ban, ngành đánh giá qua 31 tiêu chí và 18 tiêu chí thành phần; UBND các huyện, thị xã, thành phố đánh giá qua 33 tiêu chí và 16 tiêu chí thành phần.

Qua tự chấm điểm và ĐTXHH, thẩm định, số điểm bình quân của 20 sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh năm 2015 là 63,66/100 điểm; trong đó, Sở Thông tin và Truyền thông đứng đầu bảng với số điểm đạt được là 84,8 điểm; 6/20 sở, ban, ngành đạt được trên 75/100 điểm, chiếm tỷ lệ 30%; 9/20 sở, ban, ngành đạt được từ 50 đến dưới 75/100 điểm, chiếm tỷ lệ 45%; 5/20 sở, ban, ngành đạt dưới 50/100 điểm, chiếm tỷ lệ 25%. Đối với 9 huyện, thị xã, thành phố, điểm bình quân là 56,47/100 điểm, trong đó đơn vị đạt điểm cao nhất là thành phố Yên Bái 74,25 điểm; huyện Trạm Tấu là đơn vị đạt thấp nhất với 40,71 điểm.

Là năm đầu thực hiện, do đó, kết quả chưa hẳn hoàn toàn chính xác nhưng qua điểm số cũng nói lên nhiều điều, là cơ sở để các ngành, các địa phương nhìn nhận lại công tác CCHC. Từ điểm số có thể thấy, công tác CCHC nhìn chung đã được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương.

Các cơ quan, đơn vị, nghiêm túc, có trách nhiệm trong việc tự chấm điểm và dẫn chứng bằng tài liệu đầy đủ cũng như trong công tác ĐTXHH. Điều này có nghĩa việc giải quyết từng công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức của các ngành, địa phương đã được quan tâm thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, do đây là lần đầu tiên tổ chức nên còn có những lúng túng trong việc tổ chức triển khai thực hiện.

Qua theo dõi, đánh giá một số ngành, địa phương, việc tổ chức thực hiện CCHC nghiêm túc nhưng khi chứng minh qua tài liệu kiểm chứng để chấm điểm thì không đầy đủ. Bên cạnh đó, một số sở, ban, ngành chưa thực sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên thực hiện một cách chiếu lệ, qua loa, báo cáo tự đánh giá, chấm điểm sơ sài, có cơ quan không gửi báo cáo, làm không theo hướng dẫn và thiếu các tài liệu kiểm chứng...

CCHC là vấn đề đang được đặt ra bức thiết từ trung ương tới địa phương, Thủ tướng Chính phủ cũng như lãnh đạo tỉnh rất rốt ráo chỉ đạo vấn đề này. Vì vậy, việc các ngành, địa phương tại Yên Bái đẩy mạnh CCHC là hết sức cấp thiết. Vì nếu các ngành, các địa phương quan tâm làm tốt CCHC thì chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và sự hài lòng của người dân, tổ chức mới nâng lên, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh, nhất là lĩnh vực thu hút đầu tư. Và ngược lại, nếu thực hiện không tốt thì sẽ cản trở sự phát triển chung của tỉnh.

Vì vậy, để CCHC, cùng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về CCHC, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần căn cứ vào chỉ số CCHC vừa qua để chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, có giải pháp cần thiết trong xây dựng, tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch CCHC năm 2016 và các năm tiếp theo, từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai CCHC của mình, nhất là tập trung vào những lĩnh vực còn yếu.

Một trong những yếu tố quyết định tới kết quả này đó là thủ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải nâng cao trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, việc đánh giá qua bộ chỉ số các ngành, địa phương trong năm 2016 và các năm tiếp theo cần thực hiện một cách khách quan, chính xác, vừa có tác dụng khắc phục tồn tại yếu kém, nâng cao hiệu quả công tác CCHC tại các ban, ngành, địa phương vừa phục vụ công tác thi đua, khen thưởng.

Năm 2015, 6 đơn vị đạt trên 75 điểm trong CCHC là các sở: Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư; Giáo dục và Đào tạo; Tài chính và Thanh tra Nhà nước tỉnh. 9 đơn vị từ 50 đến dưới 75 điểm là: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ; Sở Giao thông - Vận tải; Văn phòng UBND tỉnh; Sở Y tế; Sở Tư pháp; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Ban Dân tộc tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường. 5 đơn vị đạt dưới 50 điểm là: Sở Xây dựng, Sở Ngoại vụ, Sở Công thương, Ban quản lý Các khu công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 Nguyễn Đình

Các tin khác

YBĐT - Cán bộ luôn được coi là “gốc” của mọi công việc. Để xây dựng “gốc” tốt, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đang được tỉnh hết sức quan tâm.

Cán bộ Phòng Thông tin, BHXH huyện Yên Bình và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình phối hợp thực hiện kết nối liên thông dữ liệu vào Hệ thống Thông tin giám định BHYT.

YBĐT - Sau gần 1 năm triển khai ứng dụng phần mềm giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn huyện Yên Bình bước đầu đạt những kết quả đáng khích lệ. BHXH huyện Yên Bình coi đây là điểm nhấn trong công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp khi giao dịch.

Từ cải cách tổ chức bộ máy, tinh thần, thái độ phục vụ người dân của cán bộ, công chức, nhất là tại cấp xã đã tốt hơn. 
Ảnh: Cán bộ bộ phận một cửa xã Cao Phạ (Mù Cang Chải) giải quyết công việc liên quan đến thủ tục hành chính cho người dân.

YBĐT - Thực hiện cải cách hành chính (CCHC), nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy trong quản lý nhà nước cũng như phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp và người dân, công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thời gian qua đã được tỉnh tích cực triển khai.

YBĐT - Thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, đến nay, 100% cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh Yên Bái đã được thực hiện giao quyền tự chủ (cấp tỉnh 40 đơn vị, cấp huyện 126 đơn vị).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục