Giảm một nửa số chi cục thuế, xóa sổ phòng giao dịch của kho bạc tỉnh

  • Cập nhật: Thứ bảy, 7/4/2018 | 9:18:44 AM

Quản lý cán bộ hải quan chặt chẽ hơn, hạn chế tiêu cực trong vấn đề thực thi nhiệm vụ, đây là "nhắc nhở" của Thủ tướng đối với Bộ Tài chính được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, truyền đạt tại buổi kiểm tra vào chiều 6/4.

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.

* Hạn chế tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, ngành Hải quan đã cải cách mạnh mẽ, công khai và xử lý nhiều vấn đề tồn đọng từ nhiều năm, "nhưng Thủ tướng lưu ý quản lý cán bộ hải quan chặt chẽ hơn, hạn chế tiêu cực trong vấn đề thực thi nhiệm vụ, ngay cả vấn đề văn hóa ứng xử, liên quan đến giải quyết các giấy tờ tại hải quan, cửa khẩu”. Mong ngành Hải quan đổi mới quyết liệt hơn nữa, Bộ trưởng cho rằng bên cạnh đổi mới việc kiểm soát trên hệ thống công nghệ thông tin thay vì "tay cầm, tay sờ", ngành Hải quan cần niềm nở trong thái độ và văn hóa ứng xử, bởi "vào cửa khẩu, sân bay là gặp đội ngũ hải quan, có thể nói là thay mặt cho quốc thể”.

Lưu ý của Thủ tướng Chính phủ về việc "Tiếp tục cải cách, đổi mới, tinh gọn bộ máy cán bộ làm công tác tài chính mang tính chuyên nghiệp, hiệu quả" được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truyền đạt và cho rằng: Số lượng biên chế trong các cơ quan, tổng cục thuộc ngành Tài chính rất nhiều, Bộ cần tiếp tục cải cách theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, mang tính chuyên nghiệp. Cán bộ tài chính cần xuống cơ sở nhiều hơn, nắm bắt những khó khăn ở địa phương, cơ sở, tập đoàn, tổng công ty trong thực tiễn triển khai những cơ chế, chính sách để có sự điều chỉnh tốt hơn.

Ngoài ra, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh việc thực hiện tốt quản lý tài sản công, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, hướng dẫn cho các bộ, cơ quan, địa phương trong việc mua sắm, quản lý tài sản công, nhất là việc mua sắm ô tô, trang thiết bị đắt tiền; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong việc quản lý tài sản công. Đặc biệt, Bộ Tài chính tích cực giúp Thủ tướng Chính phủ tham mưu để trình Quốc hội vấn đề về quy chế sử dụng xe công, khoán xe công. Bộ Tài chính đi đầu trong thí điểm nhưng đồng thời cũng xây dựng cơ chế đề xuất các cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Về vấn đề nợ đọng thuế, đến hết năm 2017, tổng số tiền nợ thuế là 78.466 tỷ đồng (bằng khoảng 8% tổng thu thuế, phí năm 2017), mặc dù Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp đôn đốc, kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp nợ đọng, chỉ đạo địa phương công khai trên mạng các doanh nghiệp nợ đọng thuế. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu các giải pháp để chống thất thu đối với những hộ kinh doanh cá thể.

"Một doanh nghiệp hoạt động rất mạnh nhưng thuế môn bài chỉ có 1,5 triệu đồng, một bà bán hàng nước thuế môn bài cũng 300.000 đồng, cho thấy thành lập doanh nghiệp liên quan đến sự kiểm soát, phải báo cáo thuế, quyết toán thuế… thà làm doanh nghiệp thuế khoán”, Bộ trưởng đề nghị Bộ giảm bớt việc doanh nghiệp trực tiếp nộp thuế, giảm bớt việc tiếp xúc doanh nghiệp với cơ quan và người thực thi công vụ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đề nghị Bộ Tài chính cần phối hợp mạnh mẽ hơn với các bộ, ngành, địa phương để thúc đẩy các công việc nhanh hơn; xử lý việc doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng không chịu lên sàn; tiếp tục rà soát các điều kiện kinh doanh và những văn bản liên quan; chủ động tham gia các hội nghị mang tính chất chiến lược ở tầm quốc gia do Thủ tướng chủ trì.

* Xóa bỏ phòng giao dịch kho bạc các tỉnh

Giải trình với Tổ công tác, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường thừa nhận, dù đã hết sức cố gắng nhưng cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn nữa, bởi vẫn còn một số "con sâu làm rầu nồi canh" khi không chịu tu dưỡng đạo đức. Thời gian tới, ngành sẽ tăng cường kiểm tra công vụ, nội vụ, chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Hiện ngành đã hoàn thiện bộ tài liệu giáo dục ứng xử cho cán bộ, tiến tới thực hiện đồng bộ trong toàn ngành. Năm 2018, ngành sẽ triển khai đề án vị trí việc làm, thực hiện cải cách bộ máy, tinh giản biên chế.

Cũng theo ông Hoàng Việt Cường, đối với ngành Hải quan, cải cách thủ tục hành chính là tiền đề tiến đến giảm tối đa tiếp xúc giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan. Ngành cũng đã trang bị các máy soi, camera giám sát từ khi làm thủ tục đến kho bãi, áp dụng giám sát cả cảng biển và cảng hàng không, giám sát container từ khi vào đến khi ra, việc kiểm tra thủ công là hãn hữu.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết: Năm 2016 đã thu hồi được hơn 42.000 tỷ đồng nợ đọng thuế; năm 2017 thu hồi hơn 44.700 tỷ đồng, 2 tháng đầu năm 2018 đã thu hồi hơn 6.900 tỷ đồng. Tổng cục đã giao chỉ tiêu thu nợ cho các cục thuế, chi cục thuế, thực hiện thông báo doanh nghiệp nợ từ 5 triệu đồng trở lên và xử lý nợ. Các công tác chỉ đạo, nghiệp vụ đã được triển khai đồng bộ. Đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá trong công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan Thuế.

Liên quan đến giảm sự tiếp xúc của người làm thuế, cơ quan thuế với doanh nghiệp, hiện nay Tổng cục đã triển khai đồng bộ các thủ tục để nộp thuế, kê khai thuế, hoàn thuế điện tử; đồng thời xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo phương pháp tự chọn và thực hiện nhật ký điện tử với đoàn thanh tra, kiểm tra.

Thời gian tới, tất cả thông tin sẽ được kết nối với cơ quan thuế và sẽ được xác thực. Như vậy, cơ quan thuế sẽ nắm được các giao dịch, nếu triển khai tốt đề án này sẽ là điều kiện tốt để chống thất thu, kiểm soát chặt chẽ doanh số cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế của doanh nghiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho hay.

Còn theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, thời gian tới, Bộ sẽ rà soát tổ chức bộ máy Thuế, Hải quan, Kho bạc. "Với Hải quan, chi cục mới là đơn vị tác nghiệp, cục phần nào là trung gian nên phải tính toán. Còn kho bạc đã thực hiện rà soát theo hướng kho bạc tỉnh và huyện giữ lại, bởi liên quan đến các huyện nghèo”. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ dứt khoát xóa bỏ 63 phòng giao dịch thuộc kho bạc các tỉnh, đưa về kho bạc tỉnh; cắt giảm một nửa trong số 713 chi cục thuế trong thời gian từ nay đến năm 2021.
 
(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác

Kết quả phân tích dữ liệu thống kê hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2017 cho thấy một số xu thế tích cực. Cải thiện được ghi nhận ở 5 trong số 6 chỉ số lĩnh vực nội dung, gồm: công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công.

Công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam 2017.

Kết quả khảo sát PAPI 2017 cũng cho thấy tất cả các tỉnh đều có nhiều cải thiện về chỉ số thủ tục hành chính công.

Hôm nay (4/4), báo cáo PAPI 2017, tức là báo cáo về Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam sẽ được công bố.

Người dân giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa  xã Hạnh Sơn.

YBĐT - Cải cách hành chính (CCHC) là yêu cầu tất yếu của sự phát triển toàn diện. Chính vì thế, công tác này được cấp ủy, chính quyền huyện Văn Chấn đặc biệt coi trọng bởi đây chính là "chìa khóa” góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước của các cơ quan hành chính trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục