Bộ Công Thương cắt giảm tiếp 54 thủ tục hành chính thuộc 10 lĩnh vực

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/5/2018 | 2:16:50 PM

Theo Quyết định được phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ bãi bỏ và đơn giản hóa 54 thủ tục hành chính 10 lĩnh vực trong năm 2018.

Bộ Công Thương rà soát, điều chỉnh và bãi bỏ 9 thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xúc tiến thương mại.
Bộ Công Thương rà soát, điều chỉnh và bãi bỏ 9 thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xúc tiến thương mại.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký Quyết định số 1408/QĐ-BCT ngày 27/4/2018, phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa một loạt các thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ Công Thương năm 2018 trên 10 lĩnh vực, trong đó có năng lượng, điện, quản lý cạnh tranh, tiêu chuẩn đo lường, xúc tiến thương mại, an toàn thực phẩm và xuất nhập khẩu...

Theo Quyết định được phê duyệt, phương án lần này sẽ bãi bỏ và đơn giản hóa 54 thủ tục hành chính. Trong đó, bãi bỏ 12 thủ tục và đơn giản hóa 42 thủ tục đối với 10 lĩnh vực, tại 19 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 10 Thông tư, 1 Thông tư liên tịch, 1 Quyết định của Thủ tướng và 7 Nghị định.

Cụ thể, đối với lĩnh vực xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát, điều chỉnh và bãi bỏ 9 thủ tục hành chính, liên quan đến việc xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại theo hình thức mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên...

Đối với lĩnh vực An toàn thực phẩm, Bộ Công Thương bãi bỏ, đơn giản hóa 8 thủ tục hành chính. Trong đó bãi bỏ quy định về tài liệu trong hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm, gồm Bản sao có xác nhận của cơ sở, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm theo quy định… về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm, do Bộ Công Thương và Sở Công Thương thực hiện.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương bãi bỏ quy định về việc Cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc lá để kinh doanh hàng miễn thuế quy định tại Nghị định số 167/2016/NĐ-CP; Giảm thời hạn thực hiện từ 5 ngày xuống còn 3 ngày làm việc đối với hoạt động cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương quy định Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng bãi bỏ Văn bản xác nhận của Bộ quản lý chuyên ngành. Việc xin ý kiến của Bộ chuyên ngành chuyển từ trách nhiệm của thương nhân sang trách nhiệm trao đổi ý kiến giữa các cơ quan Nhà nước; đồng thời giảm thủ tục từ 10 ngày xuống còn 5 ngày làm việc đối với hoạt động Cấp Giấy phép gia công xuất khẩu có yếu tố nước ngoài.

Liên quan đến Nghị định 109 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gây nhiều tranh cãi thời gian qua, Bộ Công Thương cũng tiến hành điều chỉnh thời gian thực hiện thủ tục từ 15 ngày làm việc xuống còn 10 ngày đối với hoạt động cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo; Đồng thời bãi bỏ quy định về việc "Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực”.

Cũng theo quyết định, ngoài lĩnh vực Xúc tiến thương mại (9 thủ tục); lĩnh vực An toàn thực phẩm (8 thủ tục); lĩnh vực xuất nhập khẩu (7 thủ tục), 7 lĩnh vực khác cũng được cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục lần này gồm có lĩnh vực Sở giao dịch hàng hóa (3 thủ tục); Lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường (9 thủ tục); Quản lý cạnh tranh (7 thủ tục); Kỹ thuật an toàn (5 thủ tục); Kinh doanh rượu (2 thủ tục); Năng lượng (3 thủ tục) và Điện (1 thủ tục)./.

Hiện nay, theo quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư, Bộ Công Thương và ngành Công Thương ở các địa phương được phân công quản lý 28/243 lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, trong đó có khoảng 1216 điều kiện đầu tư, kinh doanh theo thống kê của VCCI.

Đồng thời, Bộ và ngành địa phương thực hiện công tác kiểm soát đối với 451 thủ tục hành chính (trong đó thực hiện ở cấp trung ương là 296 thủ tục; cấp tỉnh là 142 thủ tục; cấp huyện là 13 thủ tục)./.
 
(Theo VOV)

Các tin khác
Cán bộ bộ phận “một cửa” UBND phường Phú La (quận Hà Đông) tiếp nhận hồ sơ hành chính.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP quy định về thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Trong đó, Nghị định quy định rõ quy trình giải quyết thủ tục hành chính.

Cán bộ, công chức xã Việt Thành (Trấn Yên) tư vấn, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

YBĐT - Thời gian qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn huyện Trấn Yên được triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. 

Trung tâm Hành chính công được đặt tại tầng 1, Trung tâm Hội nghị tỉnh, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái.

Sáng 22/4, ông Đỗ Việt Bách - Chánh Văn phòng UBND tỉnh thông tin về Yên Bái thành lập Trung tâm Hành chính công.

Nghị định 27/2018/NĐ-CP cắt giảm 11 điều kiện đăng ký kinh doanh, 7 thủ tục hành chính và giảm khoảng 20 thành phần hồ sơ liên quan đến thủ tục hành chính về quy định quản lý, cấp phép trong lĩnh vực thông tin điện tử.

Có hiệu lực từ ngày 15/4, Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bãi bỏ nhiều quy định về điều kiện kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết để tạo thuận lợi hơn cho DN, đồng thời bổ sung quy định về thu hồi giấy phép trong các trường hợp vi phạm quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục