Cần nhanh chóng cắt giảm các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/11/2018 | 2:36:28 PM

Trong tương lai, số lượng cán bộ công chức ngành thuế sẽ tiếp tục giảm mạnh trong khi số lượng doanh nghiệp liên tục tăng, do vậy, cần thiết phải cắt giảm các thủ tục hành chính và hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật…

ĐBQH tỉnh Đồng Nai Đỗ Thị Thu Hằng.
ĐBQH tỉnh Đồng Nai Đỗ Thị Thu Hằng.

Sáng 12/11, phát biểu tại tổ về Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi), đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng (Đồng Nai) cho rằng, trong thời gian qua, Quốc Hội và Chính phủ đã đặt việc nâng cao chất lượng thể chế, cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là trọng tâm ưu tiên. Do đó, Luật Quản lý thuế (sửa đổi) lần này cũng cần phải quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính và phân cấp triệt để cho các cấp đơn vị đạt mục tiêu đã đề ra.

Theo đại biểu Hằng, để cải cách thủ tục hành chính một cách hiệu quả, cơ quan soạn thảo cần đánh giá các nguồn lực để thực hiện thuế, qua đó đánh giá tác động của chính sách đối với xã hội để có sự rà soát, xem xét tính phù hợp với thực tế khi đưa ra chính sách, quy định mới.

"Cần có đánh giá chính xác về yếu tố nền tảng để thực thi hiệu quả dự luật sửa đổi, đó chính là nguồn lực của ngành thuế, bao gồm số lượng và năng lực của đội ngũ công chức, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như tốc độ hiện đại hóa của ngành thuế. Đây là những yếu tố quan trọng quyết định việc thực thi Luật có đạt được cả lượng và chất cũng như các mục tiêu đề ra hay không” - đại biểu tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh.

Về vấn đề nhân lực, theo đại biểu Hằng, hiện nay biên chế trong ngành thuế đang có xu hướng giảm mạnh, cần đánh giá nguồn lực để thực hiện dự án luật. Bà Hằng phân tích, "đến 31/10/2018, ngành thuế có 41.741cán bộ công chức thì trực tiếp làm công tác quản lý thuế có 30.726 người. Như vậy, trong tương lai, số lượng cán bộ công chức sẽ tiếp tục giảm, trong khi cả nước có khoảng 70.000 doanh nghiệp, 5.1 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, chưa kể đến số lượng mã số thuế cá nhân của người dân. Ngoài ra, dự kiến số lượng doanh nghiệp cũng có xu hướng gia tăng khi theo mục tiêu trước mắt, đến 2020 Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp".

"Do vậy, song song với đánh giá tác động của chính sách, đề nghị cơ quan soạn thảo cũng cần xem xét đánh giá nguồn lực để thực hiện phù hợp với các nội dung trong dự thảo, không gây áp lực cho người nộp thuế cũng như cán bộ công chức thuế. Thực tế hiện nay cơ quan quản lý thuế hàng năm mới chỉ kiểm tra, thanh tra được khoảng 20% đối với số lượng doanh nghiệp, người nộp thuế hiện hữu” - đại biểu Hằng đề xuất.

Cùng với đó, theo đại biểu tỉnh Đồng Nai, ngành Thuế cũng phải nhanh chóng hiện đại hóa, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để nâng cao hiệu suất, chất lượng phục vụ.

"Việc đầu tư cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật và mức độ hiện đại hóa của cơ quan quản lý thuế còn phải căn cứ vào lượng phân bổ ngân sách hàng năm. Đồng thời, việc áp dụng công nghệ cũng cần có nguồn lực phù hợp và thời gian hoàn thiện. Do đó, cần xem xét tốc độ hiện đại hóa và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành thuế có đáp ứng được khối lượng công việc như trong luật định hay không?” - bà Hằng lưu ý.

Đối với việc thiết kế các điều khoản của Luật, theo đại biểu tỉnh Đồng Nai, cần đơn giản các quy định nhưng phải cụ thể, chi tiết, dễ hiểu, tránh phát sinh thêm các điều kiện, thủ tục hành chính, đồng thời cần rà soát, cắt giảm bớt các thủ tục không cần thiết để tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế.

Đặc biệt, theo đại biểu Hằng, cần tiếp tục rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường dịch vụ thuế, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ chuyên nghiệp với giá cả cạnh tranh.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Theo xếp hạng, Yên Bái đứng thứ 9 về chỉ số SIPAS - mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước của các tỉnh, thành năm 2023.

Năm 2023, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (chỉ số SIPAS) tỉnh Yên Bái đạt 87,73%, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố (tăng 2 bậc so với năm 2022); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index) đạt 88,86%, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng (tăng 4 bậc so với năm 2022).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 997/QĐ-BVHTTDL về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực thư viện.

Quang cảnh hội nghị.

UBND huyện Văn Yên vừa tổ chức Hội nghị tổng kết và công bố kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn năm 2023.

Tại Kỳ họp thứ 15 - HĐND thành phố đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập đối với 4 xã, phường.

Thực hiện Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thành phố Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện việc sáp nhập các xã, phường đảm bảo khoa học, bài bản, đúng quy định, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục