Cung cấp 8/12 thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

  • Cập nhật: Thứ bảy, 22/12/2018 | 9:24:55 AM

Đây là một trong nhiều kết quả đáng khích lệ của Kho bạc Nhà nước (KBNN) Việt Nam được ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng Giám đốc KBNN chia sẻ tại buổi họp báo chuyên đề 2018 của hệ thống KBNN diễn ra chiều 21/12, tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Quang Vinh (đứng), Phó Tổng giám đốc KBNN chủ trì họp báo.
Ông Nguyễn Quang Vinh (đứng), Phó Tổng giám đốc KBNN chủ trì họp báo.

Cũng theo ông Nguyễn Quang Vinh, năm 2018, hoạt động của KBNN đạt được kết quả nổi bật trên 4 lĩnh vực: hoạt động thu, hoạt động chi, điều hành quản lý và cải cách, hiện đại hóa hoạt động của KBNN.

Không ngừng cải cách, hiện đại hóa hoạt động của KBNN trong cách mạng công nghiệp 4.0

Đáng chú ý, phối hợp thu ngân sách trong năm 2018 đạt hiệu quả, tính đến hết 31/12/2018, dự kiến thu ngân sách toàn quốc khả quan, vượt 5% so với dự toán Quốc hội giao. Thêm vào đó là 3 nội dung mới liên quan tới hoạt động quản lý, điều hành gồm: tổ chức mô hình 1 đầu mối kiểm soát chi, các khoản chi ngân sách, chi đầu tư thường xuyên, chỉ giao dịch duy nhất 1 lần; đưa vào tham mưu áp dụng thanh toán mới với phương châm "thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau” nhất là với các món chi nhiều lần, nên rút ngắn thời gian kiểm soát chi; KBNN thực hiện hiện đại hoá và đưa vào giao dịch công trực tuyến, mở tài khoản kiểm soát chi ngân sách nhà nước (NSNN) giao dịch hoàn toàn trên mạng internet không cần qua giấy tờ, không phải đến tận nơi mà vẫn bảo đảm đơn vị phục vụ ngân sách, phục vụ khâu giám sát kiểm tra ngăn ngừa tiêu cực từ các đơn vị dự toán.

Về điều hành ngân quỹ KBNN, đã làm tốt dự báo luồng tiền áp dụng việc hiện đại hoá trong việc thanh toán chuyển tiền trong theo dõi số dư tiền gửi kho bạc, từ đó điều hành tồn ngân linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Chỉ để tiền NHTM mức cần thiết đáp ứng mọi lúc, mọi nơi cho hơn 700 KBNN trên toàn quốc, số dư ra là nguồn vốn nhàn rỗi, KBNN thực hiện hai việc: thứ nhất là cho NSTW vay bù đắp bội chi thay việc phát hành trái phiếu, làm giảm chi phí; thứ hai là dùng vốn vay bù đắp, khoảng 1.816 tỷ đồng/năm 2018 bù đắp bội chi. Số tiền nhàn rỗi còn lại chuyển toàn bộ gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN), có sự phối hợp NHNN thực hiện kết hợp chính sách tài khoá và tiền tệ, đặc biệt thực hiện chính sách tiền tệ trong ổn định thị trường tiền tệ, cụ thể là duy trì lãi suất ổn định, lãi suất cho vay ổn định, có thời điểm giảm, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế nói chung, giúp cho NHNN có nguồn tiền để mua tăng dự trữ ngoại hối…

Về công tác huy động vốn cho NSNN, trên cơ sở nhiệm vụ được giao, KBNN phải tính toán kết hợp dự báo luồng tiền, chọn thời điểm phát hành hình thức kỳ hạn phát hành, vừa có tác dụng phối hợp NHNN ổn định thị trường tiền tệ góp phần giảm lãi suất huy động vốn. Theo tính toán, năm 2018, giảm lãi suất huy động vốn so với năm 2017 tính trên kết quả huy động vốn tiết kiệm cho NSNN khoảng 2.540 tỷ đồng…

Tiếp tục khẳng định vai trò của KBNN trong hoạt động của ngành tài chính Việt Nam

Báo cáo nhanh kết quả hoạt động của KBNN trong năm 2018, ông Lê Văn Khoa, Phó Chánh Văn phòng KBNN thông tin, ngay từ đầu năm 2018, KBNN đã đề ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 4 nhóm giải pháp thực hiện với phương châm hành động "Tập trung nguồn lực, thực hiện thành công chiến lược phát triển KBNN, đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa theo định hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; thực hiện tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao”.  Trên cơ sở đó, cùng ngành tài chính thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo nền tảng xây dựng hệ thống KBNN hiện đại, hoạt động an toàn và hiệu quả.

Phân tích về số liệu giải ngân còn chậm ở một số bộ, ngành, địa phương, ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, KBNN chia sẻ, có hai nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất đó là vướng mắc cơ chế chính sách, nhất là với đầu tư công, việc chỉnh kế hoạch dự án còn phức tạp dẫn tới kéo dài thời gian thực hiện. Hơn nữa, liên quan đến Luật Xây dựng, đặc biệt là thẩm định các dự án có thể dẫn đến quá tải, phê duyệt dự án chậm cộng với Luật Đấu thầu vẫn còn vướng mắc, phải triển khai nhiều bước, mất nhiều thời gian thực hiện…Nguyên nhân thứ hai là vướng mắc liên quan đến đền bù giải toả, đến đất đai kéo dài thời gian thực hiện, khiến chậm bàn giao mặt bằng.

Ngoài ra, việc phân bổ ngân sách chưa đạt thời gian quy định. Theo ông Hà, kế hoạch vốn năm 2017 kéo dài tới năm 2018 lớn, các đơn vị giải ngân vốn kéo dài, nhất là vốn đầu tư công có quy định cần hoàn thành giải ngân trong vòng 2 năm, do đó, dẫn đến tâm lý ỷ lại ảnh hưởng tiến độ giải ngân. Từ nay đến hết năm 2018 còn chưa đầy 1 tháng, với khối lượng giải ngân lớn, khó có thể đáp ứng.

Giải đáp về lãi suất huy động trái phiếu chính phủ, về phát triển thị trường sơ - thứ cấp, ông Nguyễn Văn Quang, Phó Cục trưởng Cục Quản lý ngân quỹ cho biết, về nợ công lãi suất, Việt Nam tương đương so với bình quân trong khu vực. Lãi suất hiện nay với kỳ hạn 5 năm của Indonesia là 7,91%, Việt Nam năm 2018 là hơn 4%; kỳ hạn 15 năm Indonesia là 8,18%, của Việt Nam là 5,3%... Nếu so sánh tương quan, lãi suất phát hành trái phiếu của Indonesia cao hơn của Việt Nam. Với mức lãi suất  năm 2018 so với 2017, chi phí vay giảm đi.

"Với việc phát triển thị trường sơ cấp, xác định đây là chức năng, nhiệm vụ của mình, KBNN đã xây dựng kế hoạch phát hành công khai, minh bạch, chủ động thông báo toàn thị trường, các nhà đầu tư có điều kiện tham gia. Song song là tập trung phát hành trái phiếu qua thị trường đấu thầu bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, tuân thủ đầy đủ các kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ, các chỉ tiêu tập trung. Tiếp đó là tổ chức đều đặn các phiên phát hành theo lịch biểu thông báo, tranh thủ phát hành kỳ hạn dài…” – ông Quang cho biết thêm.

Năm 2019, KBNN tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ các đơn vị sử dụng NSNN và người dân, thông qua các kênh phục vụ hiệu quả, đưa hoạt động nghiệp vụ, chức năng, vai trò của KBNN đến gần hơn với hoạt động của nhân dân trong xã hội.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Theo xếp hạng, Yên Bái đứng thứ 9 về chỉ số SIPAS - mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước của các tỉnh, thành năm 2023.

Năm 2023, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (chỉ số SIPAS) tỉnh Yên Bái đạt 87,73%, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố (tăng 2 bậc so với năm 2022); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index) đạt 88,86%, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng (tăng 4 bậc so với năm 2022).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 997/QĐ-BVHTTDL về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực thư viện.

Quang cảnh hội nghị.

UBND huyện Văn Yên vừa tổ chức Hội nghị tổng kết và công bố kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn năm 2023.

Tại Kỳ họp thứ 15 - HĐND thành phố đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập đối với 4 xã, phường.

Thực hiện Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thành phố Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện việc sáp nhập các xã, phường đảm bảo khoa học, bài bản, đúng quy định, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục