Yên Bái tạo đột phá, cải thiện PCI

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/7/2019 | 8:03:50 AM

YênBái - Với quyết tâm và biện pháp triển khai, xếp hạng PCI của tỉnh Yên Bái không ngừng tăng, từ năm 2015 đến năm 2018 đã tăng 9 bậc (từ vị trí thứ 51 lên 42/63 tỉnh, thành).Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải quyết liệt để đưa Yên Bái vượt khỏi nhóm có năng lực điều hành mức trung bình.

Thời gian qua, việc xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp đã được tỉnh Yên Bái quan tâm.
Thời gian qua, việc xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp đã được tỉnh Yên Bái quan tâm.

Xác định nâng cao chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp (DN) dân doanh là công việc hết sức quan trọng, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp từng bước cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Những kết quả khả quan

Từ mục tiêu xây dựng Yên Bái thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc; thực hiện Nghị quyết số 10 ngày 3/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã quyết tâm triển khai các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI. 

Điều này thể hiện cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy qua văn bản, nghị quyết, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo PCI và ban hành Chương trình hành động cải thiện PCI. 

Hàng năm, ban hành kế hoạch cụ thể thực hiện với quyết tâm phấn đấu từng bước đưa vị trí xếp hạng chỉ số PCI Yên Bái vào tốp đầu của nhóm khá trên cả nước và nằm ở nhóm đầu của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Với quyết tâm và biện pháp triển khai, xếp hạng PCI của tỉnh Yên Bái không ngừng tăng, từ năm 2015 đến năm 2018 đã tăng 9 bậc (từ vị trí thứ 51 lên 42/63 tỉnh, thành). 

Đáng chú ý, trong 10 chỉ số thành phần PCI của tỉnh năm 2018, có 4 chỉ số có số điểm trên mức trung bình của cả nước là: tính minh bạch, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; đào tạo lao động; gia nhập thị trường. Trong đó, có 2 chỉ số được đánh giá khá cao là thiết chế pháp lý và an ninh trật tự, đào tạo lao động, với 6,6 điểm, xếp thứ 18/63 tỉnh, thành. 

Bên cạnh 4 chỉ số cao, nhiều chỉ số thành phần có cải thiện đáng kể, nhận được sự phản hồi tích cực từ cộng đồng DN và người dân như: trên 89% DN thấy hướng dẫn về thủ tục tại bộ phận một cửa rõ ràng, đầy đủ (tăng 2% so với năm 2017); 70% DN nhận định thời gian thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) được rút ngắn so với quy định (tăng 10% so với năm 2017); 89% DN đánh giá tốt về công khai mức phí và lệ phí (tăng 10% so với năm 2017); 86% DN hài lòng về phản hồi và cách giải quyết của cơ quan chính quyền của tỉnh (tăng 10% so với năm 2017); 73% tỷ lệ DN đánh giá cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả (tăng 8% so với năm 2017); tỷ lệ DN nhận định tỉnh ưu ái cho tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước, gây khó khăn cho DN ngoài Nhà nước đã giảm từ 38% năm 2017 xuống còn 25% năm 2018… 



Việc gặp gỡ đối thoại thường xuyên của chính quyền sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp phát triển.  

Những yếu tố này tạo động lực thúc đẩy DN đẩy mạnh hoạt động, phát huy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, góp phần để 31/31 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh năm 2018 đạt và vượt kế hoạch đề ra, tạo đà cho những năm tiếp theo. 

Hỗ trợ  DN còn ít, chi phí không chính thức vẫn còn  

Kết quả đạt được là hết sức ấn tượng; tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận có thể thấy, Yên Bái vẫn nằm trong nhóm có năng lực điều hành mức trung bình. So sánh thứ hạng của tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Yên Bái xếp vị trí thứ 6/14, đứng sau các tỉnh: Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang. 

Điều này thể hiện, trong 10 chỉ số thành phần PCI năm 2018 có 6 chỉ số là: tiếp cận đất đai; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động của chính quyền tỉnh; dịch vụ hỗ trợ DN thấp hơn trung bình cả nước. Có 3 chỉ số giảm điểm là: gia nhập thị trường; chi phí thời gian; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Có 2 chỉ số điểm thấp là chi phí thời gian xếp thứ 57/63 tỉnh, thành; chỉ số tiếp cận đất đai xếp thứ 55/63 tỉnh, thành.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do việc triển khai thực hiện PCI tuy có chuyển biến nhưng chưa thực sự quyết liệt. Trong đó, việc cải cách TTHC trong cơ quan quản lý Nhà nước dù có nhiều chuyển biến nhưng chưa thực sự hiệu quả, khiến DN còn phải đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục. 



Cán bộ Công đoàn Khu Công nghiệp phía Nam tư vấn việc làm cho lao động. 

Theo khảo sát, vẫn còn 13% DN phải chờ hơn một tháng hoàn thành tất cả các thủ tục để chính thức hoạt động; 6% DN phải chờ 3 tháng để hoàn tất các thủ tục để chính thức hoạt động. 

Trong hỗ trợ ND, tỉnh mới tập trung vào thu hút đầu tư, đăng ký đầu tư, đăng ký DN mà chưa chú trọng nhiều vào việc hỗ trợ DN đầu tư sau cấp phép. Các cấp, các ngành chưa quyết liệt trong việc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, dẫn đến việc cấp mặc bằng cho DN chậm. 

Bên cạnh đó, DN phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định của pháp luật cũng như các thủ tục gấy tờ liên quan, các dịch vụ tại tỉnh chưa được DN tìm đến và chưa được cộng đồng DN đánh giá cao. Cụ thể, tỉ lệ DN cung cấp dịch vụ trong năm 2018 mới là 0,36%; tỉ lệ DN cung cấp dịch vụ tư nhân và FDI trên tổng số DN cung cấp dịch vụ là 25%. 

Cùng hỗ trợ DN, một trong những nguyên nhân hạn chế chỉ số PCI của tỉnh chưa cao là do vẫn còn những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu người dân và DN của cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ. 

Qua khảo sát năm 2018, vẫn có 9,7% DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các khoản chi phí không chính thức. Điều này cho thấy, chi phí cho các mối quan hệ, chi phí ngoài quy định của DN là không thấp. Trong đó, có 31% DN phải chi trong thực hiện thủ tục hành chính đất đai; 41% DN phải chi cho thanh tra, kiểm tra… 

Tạo đột phá, cải thiện vị trí xếp hạng PCI 

Chỉ số PCI hiện là tiếng nói đại diện cho nhu cầu, hy vọng và mong mỏi của cộng đồng DN tư nhân. Để xây dựng Yên Bái thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và thực hiện tốt Nghị quyết số 10 ngày 3/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về "Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", cần tiếp tục tạo sự đột phá để cải thiện vị trí xếp hạng PCI.

Trong đó, tính năng động, tiên phong, trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành: thuế, tài nguyên và môi trường, kế hoạch và đầu tư, khoa học và công nghệ, công thương, nội vụ và UBND các huyện, thị, thành phố giữ vai trò quyết định. 

Bước đột phá là phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC); phối hợp giải quyết công việc liên quan đến hoạt động DN nhằm đảm bảo quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của DN.

Như ý kiến chỉ đạo của đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh trong Hội nghị chuyên đề về công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2019: phải thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đấu thầu, bảo đảm thực chất, công khai, minh bạch; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, phát triển DN nhỏ và vừa theo Nghị quyết số 08/2019 NQ - HĐND ngày 15/3/2019 của HĐND tỉnh; thực hiện tốt hơn nữa vai trò đồng hành cùng DN, hỗ trợ DN trong sản xuất, kinh doanh, là cầu nối giữa chính quyền với DN, góp phần đưa những cơ chế, ưu đãi của trung ương, của tỉnh tới DN và ngược lại; phải giúp DN đẩy nhanh tiến độ giải quyết quy trình, TTHC trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh… 

Trong đó, đồng chí nhấn mạnh, các ngành, địa phương phải lắng nghe, phản ánh kịp thời các kiến nghị, đề xuất của cộng đồng DN đối với các cơ quan hành chính Nhà nước; đặc biệt là những phản ánh về cơ quan, tổ chức, cán bộ gây khó khăn khi thực hiện TTHC làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, phải kiên quyết xử lý nghiêm.

Đình Tứ

Tags PCI chi phí không chính thức ngành thuế tài nguyên và môi trường kế hoạch và đầu tư khoa học và công nghệ công thương nội vụ

Các tin khác
Theo xếp hạng, Yên Bái đứng thứ 9 về chỉ số SIPAS - mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước của các tỉnh, thành năm 2023.

Năm 2023, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (chỉ số SIPAS) tỉnh Yên Bái đạt 87,73%, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố (tăng 2 bậc so với năm 2022); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index) đạt 88,86%, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng (tăng 4 bậc so với năm 2022).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 997/QĐ-BVHTTDL về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực thư viện.

Quang cảnh hội nghị.

UBND huyện Văn Yên vừa tổ chức Hội nghị tổng kết và công bố kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn năm 2023.

Tại Kỳ họp thứ 15 - HĐND thành phố đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập đối với 4 xã, phường.

Thực hiện Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thành phố Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện việc sáp nhập các xã, phường đảm bảo khoa học, bài bản, đúng quy định, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục