Đừng để Việt Tân dắt mũi vì chuyện thiếu điện

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/6/2023 | 7:44:43 AM

YênBái - Những ngày đầu tháng 6 nắng nóng có lúc trên 40oC lại thiếu điện, một số nơi phải cắt điện trong vài giờ. Đó là điều không ai muốn, kể cả Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Người dân bức xúc có thể thông cảm, nhưng những “con cò” Việt Tân lại hý hửng thừa cơ “đục nước” để kiếm ăn lúc đất nước khó khăn tạm thời cho thấy bản chất đê tiện của chúng.

Công nhân Công ty Điện lực Yên Bái kiểm tra máy biến áp đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định.
Công nhân Công ty Điện lực Yên Bái kiểm tra máy biến áp đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định.

Từ khi một số nơi ở miền Bắc bị cắt điện luân phiên, trên trang của Việt Tân nhan nhản các bài viết xuyên tạc, kích động với những thông tin bịa đặt như: "EVN dư điện nhưng nó vẫn cúp. Chính quyền biết EVN dư điện vẫn để nó cúp”; rồi: "EVN được lãnh đạo Cộng sản Việt Nam cho độc quyền, chống lưng nên tha hồ hô phong hoán vũ, liên tục tăng giá điện, khi mà Thái Lan hạ giá điện thì EVN lại tăng, ấy vậy mà vẫn thường xuyên thua lỗ để lấy tiền bỏ túi và "cúng” lên các cấp lãnh đạo…” 

Thế rồi chúng bẻ lái, kích động: "EVN luôn tự sướng là tập đoàn "Thắp sáng niềm tin”, phải chi quạt máy, tủ lạnh, máy lạnh, nồi cơm điện… chạy được bằng niềm tin?”; và: "Thay vì vào hang tránh nắng vì bị EVN cắt điện, chúng ta cùng nhau hãy yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương từ chức!”.v.v... và v.v... Thế rồi trên mạng xã hội cũng không ít bài viết, lời bình phụ họa hùa theo. 

Nguyễn Đức Khang (trong mục Nụ Cười Liên Xô) viết: "Ngành điện lực độc quyền, độc đoán, một mình một sân tha hồ hành dân ta”. Một bạn đọc khác bình luận: "Điện tái tạo từ sức gió, năng lượng mặt trời còn thừa 4.000MW không hòa lưới điện quốc gia vì Bộ Công Thương đã mua điện của Lào và Trung Quốc… Thiếu điện mà Bộ Công thương cố tình gây sức ép với Chính phủ và dư luận nhằm tiếp tục tăng giá điện vào tháng 9 tới...”

Trước hết phải khẳng định, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng phát triển ngành điện phục vụ sản xuất và đời sống. Những ngày sau giải phóng miền Nam, điện còn là thứ xa xỉ chủ yếu có ở thành thị, vậy mà đến nay 100% số xã, phường trong cả nước với 99,6% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia là một cố gắng lớn, là sự phát triển vượt bậc. 

Đến tháng 12/2022 cả nước có 360 nhà máy điện đang vận hành, không kể các nhà máy thủy điện nhỏ. Tổng công suất 80.704MW, chưa kể điện nhập khẩu. Tuy nhiên công suất có đạt được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thời tiết, có nước, có nắng, có gió, có than, có khí, có sự cố hay không và còn phải bảo dưỡng máy định kỳ… cho nên công suất trên 80.000MW mà khả dụng chỉ khoảng 46.000MW. 

Nguyên nhân trời ít mưa, các hồ thủy điện cạn kiệt về mức nước chết, mùa mưa nước ta thường bắt đầu từ tháng 6 trở đi. Tháng 3 - 4 - 5 lặng gió nên điện gió có công suất 5.000MW nhưng cũng chỉ khả dụng chừng 1.000MW. Nắng cũng huy động được 12.000MW nhưng chỉ có ban ngày. Khí tự nhiên trong nước không phải lúc nào cũng dư dả, khí LNG nhập khẩu giá cao ngất ngưởng, than cũng có lúc hết hoặc giá quá cao. 

Máy móc cũng như con người, nhiều khi cũng đột xuất hỏng ngoài ý muốn. Tại thời điểm tháng 5/2023, công suất khả dụng của cả hệ thống điện khoảng 46.000 - 48.000MW, nhưng mấy ngày nữa có mưa lớn, mua thêm được than, một số tổ máy bị sự cố được sửa chữa vận hành trở lại thì tình hình sẽ khác. Năm 2022, đỉnh phụ tải cao nhất là 45.528MW. 

Theo mức tăng nhu cầu sử dụng điện khoảng 8,5%/năm thì đỉnh phụ tải năm 2023 có thể tới 49.000MW. Do nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng vọt vượt quá công suất khả dụng toàn hệ thống thì việc phải điều hòa tiết giảm điện với tinh thần: "Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” là cần thiết dù là việc ngoài ý muốn nhưng buộc phải làm để đảm bảo an toàn lưới điện. 

Còn việc nhập khẩu điện thì từ 2015 đến nay bình quân cũng chỉ 1,5%; nếu so với sản lượng điện năm 2022 là 200 tỷ KWh thì lượng điện nhập rất nhỏ. Để bảo đảm an ninh năng lượng chúng ta cũng chỉ nhập có mức độ và phải xây dựng thêm các nhà máy điện trong nước là chính. 

Để tự chủ về điện, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình điện từ các nguồn vốn khác nhau và cơ bản đáp ứng nhu cầu, điện dự phòng có thời điểm lên tới 10-15%. EVN là tập đoàn kinh tế phải đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi để tái đầu tư, không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của công nghiệp, dịch vụ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và nhu cầu sử dụng điện của nhân dân. 

Cũng như xăng dầu và các ngành kinh tế khác, giá điện cũng phải điều tiết theo thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Thực tế là dù giá nguyên liệu vật liệu, vật tư thiết bị hàng năm vẫn tăng, nhưng từ 2019 - 2022 Việt Nam không tăng giá điện, trong khi cùng thời gian đó Thái Lan tăng từ 25 - 30%, hồi cuối tháng 4, gần ngày bầu cử họ có giảm chưa đến 1% giá điện để tranh thủ phiếu bầu, đến nay giá điện Thái Lan vẫn cao hơn Việt Nam 20%. 

Vậy mà Việt Tân lấy việc họ giảm giá điện để công kích Việt Nam là hồ đồ vô lối. Nếu so với Philippines, Indonesia là nhưng nước có thu nhập bình quân đầu người tương đồng với Việt Nam thì giá điện của Việt Nam dễ chịu hơn hẳn và giá tiêu dùng ổn định dù lạm phát, giá nguyên liệu tăng qua các năm. Tháng 5/2023, Việt Nam tăng giá điện 3% thì chưa bằng số lẻ của Thái Lan. 

Những sự thật trên đây cho thấy băng đảng khủng bố Việt Tân với bản chất lưu manh luôn bới móc, khoét sâu, thổi phồng những khó khăn để phá hoại đất nước, phá hoại cuộc sống yên lành của nhân dân ta. 

Âm mưu thật sự của chúng là lợi dụng sự bức xúc, thậm chí bất bình của một số người do bị cắt điện để xuyên tạc, bịa đặt kích động lôi kéo một bộ phận thiếu hiểu biết công kích tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công thương, Chính phủ để đả kích chế độ phục vụ âm mưu chống phá nhà nước ta. 

Còn nhớ năm 2020 giá thịt lợn tăng cao, chúng suốt ngày kích động: "Lên ti vi mà mua thịt lợn rẻ”, năm 2022 có thời điểm phải xếp hàng mua xăng, chúng hùa vào xuyên tạc, bôi nhọ, phỉ báng đất nước. Rồi như mọi người đều biết Chính phủ ta đã điều hành giải quyết được tất cả những khó khăn đó và bây giờ cũng vậy, tình trạng thiếu điện nhất định cũng sẽ được khắc phục. 

Thực tế cho chúng ta có cơ sở để tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước. Nhìn thấu tim đen của lũ vong nô 3 sọc, mỗi người dân có trách nhiệm với đất nước cần có bản lĩnh, tỉnh táo, không a dua hùa theo để bị Việt Tân dắt mũi.

Nhất Tâm

Các tin khác
Đông đảo đại biểu tham dự và đề xuất giải pháp đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Hội thảo khoa học cấp tỉnh năm 2022 về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Kế hoạch 144 của Tỉnh ủy Yên Bái về triển khai thực hiện Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị khóa XII và Quyết định 1893 thành lập Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh, đến nay, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Sáng nay – 16/6, tại Trường Chính trị tỉnh, Tỉnh uỷ Yên Bái phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay”.

Đối tượng Nguyễn Văn Đài lợi dụng vụ gây rối ANTT ở Đắk Lắk để xuyên tạc, kích động.

Trong lúc người dân cả nước vô cùng đau xót trước việc các cán bộ, chiến sĩ công an, cán bộ UBND xã và người dân ở huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) bị một nhóm người dùng vũ khí tấn công, sát hại dã man thì đối tượng Nguyễn Văn Đài, kẻ đang sống lưu vong ở nước ngoài đã ra sức lèo lái, trắng trợn xuyên tạc, vu khống, bóp méo bản chất sự việc khiến dư luận hết sức bức xúc.

Quang cảnh lớp tập huấn.

Sáng 14/6, Ban Chỉ đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch tỉnh Yên Bái (Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh) tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho lãnh đạo, cán bộ tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục