Nghĩ về chính sách quân sự “4 không” của Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/10/2023 | 1:45:49 PM

YênBái - Ngày 24/2/2022, Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Gần 2 năm qua, theo các nhà phân tích chính trị, kinh tế, quân sự trên thế giới, lực lượng vũ trang Nga không chỉ chiến đấu với quân đội Ukraine, mà với cả một liên minh quân sự lớn bậc nhất thế giới.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc phát biểu tại Phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thảo luận về tình hình Ukraine. (Ảnh: TTXVN)
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc phát biểu tại Phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thảo luận về tình hình Ukraine. (Ảnh: TTXVN)

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, cuộc chiến của Ukraine (đứng sau là một liên minh quân sự lớn) chưa có hồi kết, nhưng người dân Ukraine còn trong nước đã, đang phải sống trong loạn lạc, hàng triệu người dân khác đã rời bỏ quê hương; quân đội Ukraine được coi là quân đội xếp thứ 3 thế giới đang hứng thương vong lớn, vô số trang thiết bị quân sự vốn có và cả trang thiết bị đến từ nước ngoài đã bị phá hủy, vô hiệu. Ukraine dường như không còn quyền tự quyết.

Đúng 6 ngày sau khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine bùng nổ, ngày 1/3, tại Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang đăng đàn đã nhấn mạnh: "Việt Nam kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Các giải pháp như vậy sẽ chấm dứt những khổ đau và đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Âu và thế giới nói chung”. 

Có thể nói, chưa có đất nước nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh như Việt Nam: ngàn năm Bắc thuộc; trăm năm Pháp thuộc; kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ suốt 30 năm; rồi hai cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc.

Chịu quá nhiều đau thương, mất mát trong các cuộc chiến tranh, dân tộc Việt Nam hiểu sâu sắc hơn ai hết giá trị to lớn của hòa bình. Từ đó, càng khát khao và quyết giữ cho đất nước hòa bình, nhân dân hạnh phúc. Bạn bè năm châu đã gọi Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình; Thành phố Hà Nội là Thành phố vì hòa bình. Việt Nam có địa chính trị, địa quân sự quan trọng. 

Trong bối cảnh, tình hình thế giới hiện nay, chúng ta chủ động xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo hướng phòng thủ nhưng kiên định mục tiêu "4 không”: không tham gia liên minh quân sự - bởi, đã tham gia liên minh quân sự tức là phải gắn với một bên, phải san sẻ trách nhiệm, có thể phải đối đầu với một hoặc nhiều bên khác… "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước…” là chủ trương nhất quán. 

Việt Nam chỉ chọn đứng về hòa bình, lẽ phải, công lý theo luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam không liên kết với nước này để chống nước kia. Nguyên tắc này giúp Việt Nam có vị thế phù hợp để đối thoại với các nước hay tham gia vào các cơ chế đối thoại an ninh, quan sát viên… 

Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình, nhưng chúng ta vẫn chú trọng xây dựng nền quốc phòng vững mạnh theo hướng hiện đại hóa nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. 

Cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã nói: "Chính sách quốc phòng "4 không" của Việt Nam được thế giới ủng hộ, nó được đúc kết từ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nó phù hợp với tình hình thế giới, khu vực và điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay cũng như mai sau…”.  

Thực tiễn đã đúng như đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và quân đội ta. Hôm nay, những chiến sĩ hăng say luyện tập, những vũ khí, khí tài hiện đại dần được trang bị; nền công nghiệp quốc phòng đang có những bước tiến vững chắc nhưng chính sách quốc phòng "4 không” là một đường lối, chủ trương hết sức đúng đắn. Hơn ai hết, chúng ta hiểu tránh được một cuộc chiến tranh còn giá trị gấp trăm ngàn lần chiến thắng trong một cuộc chiến”.

Lê Phiên

Các tin khác

Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh một tòa nhà chung cư cao tầng treo hàng trăm lá cờ Tổ quốc một cách thẳng đều đã gây ấn tượng mạnh trên cộng đồng mạng. Khi cư dân các tòa nhà cùng treo lá cờ đỏ sao vàng tại vị trí giống nhau, kích cỡ lá cờ bằng nhau, không chỉ tạo ra hiệu ứng mà còn cảnh báo với các thế lực thù địch rằng truyền thống yêu nước đã đi vào máu thịt người dân Việt Nam.

Kiên quyết đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng.

Những ngày gần đây, mạng xã hội dậy sóng nhiều tin đồn xuyên tạc sự thật, với tần suất lan truyền chóng mặt, gây tác hại đến công chúng tiếp nhận thông tin. Thực chất thì những thông tin xấu độc dạng tin đồn lan truyền trên không gian mạng xã hội không có gì mới, vẫn chỉ là “bình cũ, rượu mới”.

Nhiều hoạt động tại thủ đô Moskva (Liên bang Nga) nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của V.I.Lenin, 21/1/2024.

V.I.Lênin - nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của phong trào cộng sản toàn thế giới đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do cho các dân tộc, vì hạnh phúc của toàn thể nhân loại. Những di sản mà Lênin để lại cho toàn thể nhân loại tiến bộ là vô cùng to lớn trên cả phương diện lý luận và từ chính thực tiễn hoạt động cách mạng của Người.

UBND huyện Lục Yên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong triển khai thực hiện mô hình.

Các trang mạng của lực lượng Công an huyện, công an xã, Trung tâm Truyền thông và Văn hoá huyện Lục Yên và một số trang khác trên địa bàn đã chủ động, kịp thời đăng tải hơn 4.000 bài viết trên mạng xã hội, tiếp cận trên 50 triệu lượt người dùng, thu hút trên 6 triệu lượt tương tác…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục