Đầu tư chăn nuôi, chế biến thỏ tại Yên Bái: Dự án khả thi, thủ tục nhanh gọn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/12/2015 | 8:56:07 AM

YBĐT - Dự án đầu tư chăn nuôi, chế biến thỏ công nghệ cao tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn của Công ty Nippon Zoki Việt Nam sẽ được khởi công vào tháng 1/2016. 

Thỏ nguyên liệu do Công ty Nippon Zoki Việt Nam đặt hàng được nuôi rất khoa học tại Doanh nghiệp Quang Thanh, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên.
Thỏ nguyên liệu do Công ty Nippon Zoki Việt Nam đặt hàng được nuôi rất khoa học tại Doanh nghiệp Quang Thanh, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên.

Dự án đầu tư chăn nuôi, chế biến thỏ công nghệ cao tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn của Công ty Nippon Zoki Việt Nam đã được tỉnh Yên Bái tạo mọi điều kiện thuận lợi về hồ sơ đầu tư, thiết kế dự án, thủ tục hành chính, vận dụng các chính sách ưu đãi doanh nghiệp về thuế, đất đai, chăn nuôi, chế biến và đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong một thời gian ngắn.

Điều này minh chứng cho việc mở cửa thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, đồng thời khẳng định mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015 - 2020.

Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam thuộc Tập đoàn Dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản được thành lập từ năm 1939, là công ty có năng lực tài chính, có kinh nghiệm nhiều năm trong việc sản xuất, quản lý chất lượng dược phẩm, nghiên cứu về thỏ; áp dụng các kỹ thuật tiến tiến của Nhật Bản, châu Âu trong chăn nuôi, gia công, chế biến thỏ. Dù Công ty đã thực hiện dự án chăn nuôi, chế biến thỏ công nghệ cao tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, nhưng với nhu cầu nguyên liệu thỏ lên tới 2 triệu con thỏ/năm, cung cấp cho Nhà máy công nghệ sinh học Konishi Việt Nam (cũng thuộc Tập đoàn Nippon Zoki Nhật Bản) tại Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh thì nguyên liệu thỏ vẫn chưa đáp ứng đủ.

Mặt bằng Dự án chăn nuôi, chế biến thỏ công nghệ cao tại thôn Dạ, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn đã được giao đất.

Sau một thời gian nghiên cứu con thỏ sinh trưởng và phát triển tốt ở Yên Bái, tháng 7/2015, Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam đã xin cấp phép đầu tư Dự án đầu tư chăn nuôi, chế biến thỏ công nghệ cao tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với tổng diện tích đất 30ha, công suất 25.000 con thỏ/ ngày, sản phẩm đầu ra 2.500 con/ ngày, tổng số vốn đầu tư trên 78,6 triệu USD (tương đương 1.700 tỷ đồng), 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Thực hiện chính sách mở cửa với nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái đã hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, áp dụng những chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư về thuế và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn. Đối với diện tích đất đai thực hiện Dự án, UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Văn Chấn phối hợp với UBND xã Thượng Bằng La trực tiếp xuống cơ sở giúp Công ty các hình thức thỏa thuận, nhượng sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên cơ sở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và đúng với quy định của pháp luật Việt Nam, nên người dân có đất nằm trong Dự án có sự đồng thuận cao, 30 ha đất Dự án được đảm bảo.

Cùng với đó, tỉnh đã dành chính sách ưu đãi về thuế như: miễn tiền thuế đất tối đa 18 năm cho nhà đầu tư, miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong thời gian thực hiện dự án; hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước với đào tạo một lần trong thời gian đào tạo không quá 6 tháng/1 lao động; ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp 70% xây dựng hạng mục giao thông - điện - nước - hàng rào dự án nếu chưa có hạng mục… Đối với việc áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tỉnh Yên Bái đã đưa ra 2 phương án tối ưu cho nhà đầu tư lựa chọn. 

Nhà máy công nghệ sinh học Konishi Việt Nam tại Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh.

Trước những mong muốn cấp thiết của nhà đầu tư cùng với sự tận tâm, nhiệt tình của tỉnh Yên Bái, Dự án đầu tư chăn nuôi, chế biến thỏ công nghệ cao tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn đã chấp thuận đầu tư và Dự án sẽ được khởi công vào tháng 1/2016. Như vậy, từ việc lập tờ trình xin chủ trương đầu tư của doanh nghiệp đến việc chấp thuận đầu tư của tỉnh chỉ trong một thời gian ngắn, đồng hành với những ưu đãi nhất định đã tạo lợi ích nhất định cho doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh việc nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Yên Bái.

Hoài Văn

Các tin khác

Những năm đầu tái lập tỉnh, hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ của Yên Bái chủ yếu là chợ, cửa hàng tự chọn. Đến nay, sau 30 năm, hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển căn bản, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tái lập tỉnh, Yên Bái xây dựng quê hương trong những khó khăn chồng chất của tỉnh miền núi nghèo nhất cả nước. 30 năm qua với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo các cấp cùng sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Yên Bái đã giành được nhiều thành tựu quan trọng.

Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế, ngay từ khi tái lập tỉnh, bằng những giải pháp đột phá và quyết liệt, Yên Bái đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông để đi trước mở đường, tăng tính kết nối và lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, 30 năm qua, Yên Bái đã làm nên những kỳ tích đáng tự hào trong phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải bảo tồn và phát huy tốt nét đẹp văn hóa trong thêu, may trang phục truyền thống.

Xuyên suốt chặng đường 76 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 30 năm tái lập tỉnh, Yên Bái đã tạo lập một nền tảng vững chắc với những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Chặng đường ấy, Yên Bái chú trọng thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng con người Yên Bái phát triển toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục