Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/12/2015 | 9:08:32 AM

YBĐT - Những năm gần đây, Yên Bái đã có những bước phát triển vượt bậc trong thu hút đầu tư như: thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; giải quyết thủ tục đầu tư nhanh gọn; ban hành cơ chế thông thoáng... Bằng những hành động cụ thể, Yên Bái đã tạo được bước đột phá mạnh mẽ và là vùng đất đầy tiềm năng với các nhà đầu tư.

Những việc làm trong thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh được thể hiện qua các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư tại Yên Bái ngày một nhiều. Trước đây, sản xuất công nghiệp mới chỉ có Công ty liên doanh đá vôi BanPu đến hợp tác đầu tư thì giờ đây có thêm Tập đoàn Hòa Phát, Công ty TNHH Daesung Hàn Quốc, Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam của Tập đoàn R.K Marble Ấn Độ...

Mới nhất là Công ty Dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản vừa đầu tư dự án chăn nuôi chế biến thỏ công nghệ cao với tổng mức đầu tư trên 1.700 tỷ đồng. Tập đoàn Vignroup - một trong những tập đoàn mạnh nhất Việt Nam đã đến đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại và tiếp tục tìm hiểu đầu tư vào lĩnh vực du lịch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao... là minh chứng rõ nhất cho việc cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh CPI của địa phương.

Ông Đoàn Hữu Phung - Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Điểm rõ nét nhất trong thời gian vừa qua của Yên Bái trong thu hút đầu tư là việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng cho phát triển và những cơ chế, chính sách sách ưu đãi cũng như khai thác những lợi thế, tiềm năng của địa phương”. Bởi vậy, dù là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, không nằm trong trục động lực phát triển kinh tế, nhưng Yên Bái đã vượt qua những khó khăn, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông vào cấp khép kín và liên vùng; phát huy thế mạnh trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng; xây dựng và triển khai chương trình liên kết phát triển kinh tế vùng có tầm chiến lược dài hạn, nên đã phát huy được những lợi thế so sánh của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã xây dựng và thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư cũng như định hướng đầu tư tập trung vào các lĩnh vực: sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại trong nông nghiệp, nhất là trong nuôi trồng, chế biến nông - lâm - thủy sản; phát triển ngành nghề công nghiệp phụ trợ như linh kiện điện tử, sản xuất phụ tùng cho ngành công nghiệp chế tạo; sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; đầu tư vào lĩnh vực du lịch...

Các chính sách ưu đãi về thuê đất, thuê mặt nước áp dụng đơn giá thấp nhất cho nhà đầu tư. Hỗ trợ về san tạo, giải phóng mặt bằng, trong khu công nghiệp (hỗ trợ 50% kinh phí bồi thường và 50% kinh phí san tạo mặt bằng). Đối với dự án nằm ngoài khu công nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông - lâm sản có vốn đầu trên 30 tỷ đồng, được hỗ trợ 50% kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, mức hỗ trợ tối đa 3 tỷ đồng/dự án. Cũng như vậy, sẽ áp dụng cho các dự án đầu tư vào du lịch, khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, hay như một loạt cơ chế chính sách cụ thể trong đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ cho nhà đầu tư thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại...

Giải quyết các thủ tục hành chính được tiến hành nhanh gọn nhất như: quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cấp giấy đăng ký thành lập chỉ trong vòng ba ngày. Trước đây, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân người nước ngoài mất cả tháng trời, thậm chí vài tháng thì nay rút gọn tối đa không quá 10 ngày trong địa bàn thành phố Yên Bái và những địa phương khác không quá 20 ngày...

Có thể nói, những chủ trương, chính sách của Yên Bái đã có chuyển biến mạnh và đạt được những kết quả khả quan. Nhưng không dừng lại ở đó, tỉnh Yên Bái vẫn đang tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các khu, cụm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư. Tỉnh đã có chương trình hành động về “Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI giai đoạn 2015 - 2020. Đặc biệt, sẽ chú ý đến chỉ số tiếp cận đất đai, chỉ số chi phí thời gian, chỉ số chi phí không chính thức, chỉ số tính năng động, chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động... Tất cả đều hướng đến xây dựng một môi trường đầu tư minh bạch, hiệu quả tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Thanh Phúc

Các tin khác

Những năm đầu tái lập tỉnh, hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ của Yên Bái chủ yếu là chợ, cửa hàng tự chọn. Đến nay, sau 30 năm, hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển căn bản, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tái lập tỉnh, Yên Bái xây dựng quê hương trong những khó khăn chồng chất của tỉnh miền núi nghèo nhất cả nước. 30 năm qua với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo các cấp cùng sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Yên Bái đã giành được nhiều thành tựu quan trọng.

Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế, ngay từ khi tái lập tỉnh, bằng những giải pháp đột phá và quyết liệt, Yên Bái đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông để đi trước mở đường, tăng tính kết nối và lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, 30 năm qua, Yên Bái đã làm nên những kỳ tích đáng tự hào trong phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải bảo tồn và phát huy tốt nét đẹp văn hóa trong thêu, may trang phục truyền thống.

Xuyên suốt chặng đường 76 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 30 năm tái lập tỉnh, Yên Bái đã tạo lập một nền tảng vững chắc với những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Chặng đường ấy, Yên Bái chú trọng thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng con người Yên Bái phát triển toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục