Yên Bái - tiềm năng và cơ hội đầu tư

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/4/2016 | 11:11:07 AM

YBĐT - Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía tây giáp tỉnh Sơn La, Lai Châu.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,27 km2, dân số 746 nghìn người, với gần 30 dân tộc chung sống trên 180 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước. Yên Bái là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh và nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến lâm nông sản

Yên Bái có 474.768,01 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng có406.230,8 ha, bao gồm đất rừng tự nhiên 231.563,7ha và đất rừng trồng 174.667,1 ha; trên 12.000 ha chè (chè sanh, chè Shan tuyết cổ thụ)… Với tiềm năng lớn về rừng và đất rừng, Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông lâm nghiệp gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.

Lợi thế khai thác chế biến khoáng sản

Yên Bái có khoảng 257 mỏ và điểm quặng, được xếp vào các nhóm khoáng sản năng lượng, khoáng sản vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản kim loại và nhóm nước khoáng; khoáng sản ở Yên Bái đa dạng về chủng loại, với trữ lượng lớn, hàm lượng cao như: than đá, than bùn, than nâu, mỏ sắt, đồng chì, kẽm, vàng, Grafit, Barit, Kaolin, Felspat, thạch anh, đá trắng. Lợi thế khai thác, chế biến là các mỏ phần lớn lộ thiên và đều gần các trục giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong khai thác và chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng.

Tài nguyên nước

Yên Bái có hệ thống sông, ngòi, hồ, ao khá phong phú. Điển hình như sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) và có chiều dài qua Yên Bái 115 km. Các phụ lưu có trên 50 ngòi với tổng diện tích 2.700km2. Sông Chảy bắt nguồn từ tỉnh Hà Giang qua Yên Bái dài 100 km, có 23 ngòi với tổng lưu vực 1.350km2. Trên sông Chảy có Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà với công suất 108 MW. Mặt hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, với 1.331 hòn đảo. Hệ thống sông ngòi tạo “mạch máu” giao thông đường thuỷ và còn đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các nhà máy thuỷ điện.

Hạ tầng cơ sở

Giao thông rất thuận lợi với hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Trong đó, đường bộ có trên 4.647 km, gồm 4 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 375,5 km; 15 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 441 km. Từ thành phố Yên Bái có đường ôtô đến trung tâm 180 xã, phường, thị trấn trong tỉnh và có đường cao tốc Nội Bài - Yên Bái - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc). Yên Bái trở thành trung điểm của của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh qua địa phận tỉnh 87 km. Yên Bái còn có sân bay quân sự, Nhà nước sẽ nâng cấp chuyển thành sân bay dân dụng.

Hệ thống cung ứng điện năng: Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà công suất 120.000 KW. Hoà mạng điện lưới quốc gia.

Hệ thống bưu chính viễn thông đáp ứng mọi yêu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước.

Tiềm năng du lịch - dịch vụ phong phú hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của mọi du khách trong và ngoài nước. Các Tour du lịch về “Cội nguồn” khép kín Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ.

Nguồn nhân lực

Yên Bái có trên 75 vạn dân, trong đó có trên 400 nghìn người trong độ tuổi lao động chiếm trên 53,21% dân số. Hàng năm, bổ sung nguồn lao động từ 5 đến 7 nghìn người và tạo việc làm cho 17.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 25%. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, Yên Bái có một số trường cao đẳng dạy nghề và công nhân kỹ thuật, 1 trường cao đẳng sư phạm.

 B.T

Các tin khác

Những năm đầu tái lập tỉnh, hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ của Yên Bái chủ yếu là chợ, cửa hàng tự chọn. Đến nay, sau 30 năm, hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển căn bản, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tái lập tỉnh, Yên Bái xây dựng quê hương trong những khó khăn chồng chất của tỉnh miền núi nghèo nhất cả nước. 30 năm qua với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo các cấp cùng sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Yên Bái đã giành được nhiều thành tựu quan trọng.

Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế, ngay từ khi tái lập tỉnh, bằng những giải pháp đột phá và quyết liệt, Yên Bái đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông để đi trước mở đường, tăng tính kết nối và lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, 30 năm qua, Yên Bái đã làm nên những kỳ tích đáng tự hào trong phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải bảo tồn và phát huy tốt nét đẹp văn hóa trong thêu, may trang phục truyền thống.

Xuyên suốt chặng đường 76 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 30 năm tái lập tỉnh, Yên Bái đã tạo lập một nền tảng vững chắc với những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Chặng đường ấy, Yên Bái chú trọng thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng con người Yên Bái phát triển toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục