Dấu ấn “FDI” trong ngành may công nghiệp Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/4/2016 | 4:53:42 PM

YênBái - YBĐT - Đến hết năm 2015, tỉnh Yên Bái có 21 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 204,874 triệu USD, trong đó lĩnh vực may mặc – xuất khẩu chiếm 14,3%.

Chúng tôi có mặt tại Công ty TNHH DaeSeung Global Hàn Quốc thuộc Cụm công nghiệp Thịnh Hưng (xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình). Hàng trăm công nhân ở đây đang hối hả hoàn thành những sản phẩm cuối cùng của mình theo dây chuyền. Từng khuôn mặt, ánh mắt đều bừng sáng  một niềm tin khi được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, đặc biệt tiền lương và chế độ đãi ngộ khác đều được Công ty thực hiện tốt.

  

 Các công nhân đang làm việc trong dây chuyền may xuất khẩu của Công ty TNHH DaeSeung Global Hàn Quốc tại Cụm công nghiệp Thịnh Hưng.

Công ty TNHH DaeSeung Global Hàn Quốc là một trong những doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên đầu tư tại Cụm công nghiệp Thịnh Hưng. Cuối năm 2013, nhà máy may xuất khẩu của Công ty chính thức khởi công.

Để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng tháo gỡ khó khăn trong quá trình chuẩn bị, làm thủ tục đầu tư. Nhờ vậy, từ tháng 9/ 2014, Công ty đã chính thức đi vào hoạt động với 10 dây chuyền may xuất khẩu, sản lượng đạt trên 600 ngàn sản phẩm/năm, doanh thu năm 2015 đạt 30 tỷ đồng. Qua đó, đã tạo công ăn việc làm cho hơn 600 lao động, trong đó có hơn 500 công nhân là con em của huyện Yên Bình.

Cũng như Công ty TNHH DaeSeung Global, tuy mới đi vào hoạt động được hơn một tháng nay nhưng Công ty TNHH quốc tế Vina KNF có trụ sở đóng tại thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên), với ngành nghề kinh doanh may trang phục, sản xuất trang phục dệt kim, đan móc đã đem lại nhiều niềm vui cho người dân nơi đây. Nhà máy may này có tổng mức đầu 180 tỷ đồng với 24 dây chuyền, cần khoảng 1.400 – 1.500 công nhân. Hiện tại Công ty đã tuyển dụng và tạo công ăn việc làm cho 620 công nhân, trong đó 98% là con em người địa phương với mức lương khởi điểm gần 3 triệu đồng/người/tháng.

So với các tỉnh, thành khác như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bình Dương...thì ngành công nghiệp may Yên Bái còn rất non trẻ nhưng đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi, tạo việc làm mới cho hàng nghìn công nhân là con em địa phương có việc làm ổn định, với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng. Để có được niềm vui này, trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái luôn sát cánh, đồng hành với các doanh nghiệp, đặc biệt tỉnh đã xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, có các cơ chế chính sách ưu đãi cụ thể đối với các nhà đầu tư khi triển khai các dự án tại Yên Bái.

Đến hết năm 2015, tỉnh Yên Bái có 21 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 204,874 triệu USD, trong đó lĩnh vực may mặc – xuất khẩu chiếm 14,3%. Tổng doanh thu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2015 đạt 32,90 triệu USD, nộp ngân sách 5,78 triệu USD, tăng 28,58% so với kế hoạch và tăng 54,71% so với cùng kỳ năm 2014. Đây là một thành tích khá ấn tượng đối với một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn như Yên Bái. Chính nhờ sự đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp FDI, cụ thể ở đây là lĩnh vực may mặc – xuất khẩu, đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Văn Tuấn – Mạnh Cường


Các tin khác

Những năm đầu tái lập tỉnh, hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ của Yên Bái chủ yếu là chợ, cửa hàng tự chọn. Đến nay, sau 30 năm, hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển căn bản, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tái lập tỉnh, Yên Bái xây dựng quê hương trong những khó khăn chồng chất của tỉnh miền núi nghèo nhất cả nước. 30 năm qua với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo các cấp cùng sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Yên Bái đã giành được nhiều thành tựu quan trọng.

Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế, ngay từ khi tái lập tỉnh, bằng những giải pháp đột phá và quyết liệt, Yên Bái đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông để đi trước mở đường, tăng tính kết nối và lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, 30 năm qua, Yên Bái đã làm nên những kỳ tích đáng tự hào trong phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải bảo tồn và phát huy tốt nét đẹp văn hóa trong thêu, may trang phục truyền thống.

Xuyên suốt chặng đường 76 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 30 năm tái lập tỉnh, Yên Bái đã tạo lập một nền tảng vững chắc với những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Chặng đường ấy, Yên Bái chú trọng thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng con người Yên Bái phát triển toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục